Trong bài giảng tuần thứ tư Mùa Chay cho Giáo triều Rôma ở Hội trường Phaolô VI tại Giáo triều Rôma ngày thứ sáu 24 tháng 3, hồng y Raniero Cantalamessa, nhà rao giảng của Phủ Giáo hoàng, kêu gọi chúng ta đừng phí phạm các cơ hội cải cách phụng vụ với những ứng biến tùy tiện và kỳ quái.
Hồng y Cantalamessa đề nghị nên giữ “giây phút bình tâm thinh lặng cần thiết sau khi rước lễ. Ngài giảng trước giáo hoàng và các giám chức trong Giáo triều một suy tư về phụng vụ, ý nghĩa của điều thiêng liêng ở một thế giới mà điều này trở nên hiếm hoi. Ngài nhận xét: “Người trẻ cảm thấy cần phải thoát ra khỏi sự tầm thường của cuộc sống hàng ngày, họ muốn đi ra và họ sáng chế ra những phương tiện của riêng mình để đáp ứng nhu cầu này, họ lập ra những buổi tụ tập đông đảo của các ca sĩ và các nhóm nhạc.”
Cảm nhận thiêng liêng
Ngài giải thích, trong phụng vụ, cảm nhận thiêng liêng được trải nghiệm là cảm nhận xác thực, duy nhất, chứ không phải những thế phẩm kế tiếp nhau, vì cảm nhận này được Chúa Thánh Thần khơi dậy chứ không nhờ một thần tượng khơi dậy. Nhưng cảm nhận thiêng liêng này đã có một “tiến hóa”.
Vì vậy trong những thập kỷ gần đây “trong một thời gian ngắn, phụng vụ công giáo đã biến đổi, chuyển từ hành động mang dấu ấn thiêng liêng và tư tế sang hành động có tính cộng đồng và có sự tham dự nhiều hơn. Mọi người có một tiếp cận mới, trực tiếp với Lời Chúa hơn”.
Phụng vụ là “cơ hội để cảm nghiệm thiêng liêng tính, không chỉ ở mức độ cá nhân mà còn ở mức độ cộng đồng”. Ngài giải thích có hai loại thinh lặng, một thinh lặng khổ tu và một thinh lặng thần bí. Thinh lặng khổ tu là thinh lặng qua đó thụ tạo tìm cách vươn lên để đến Chúa, thinh lặng thần bí là thinh lặng do Thiên Chúa khơi dậy, Đấng muốn đến gần thụ tạo.
Ngài khuyên, chúng ta “đừng bao giờ quên giây phút thinh lặng dù ngắn ngủi sau khi rước lễ, ngài cũng lấy làm tiếc một số bài thánh ca la-tinh đã không còn, những bài này đã phục vụ nhiều thế hệ giáo dân thuộc mọi ngôn ngữ bày tỏ lòng sốt sắng của họ với Chúa Giêsu Thánh Thể: Con tôn thờ Chúa hết lòng, Adoro te devour; Bánh Thiên thần Panis angelicus; Kinh Lạy Mình Thánh Chúa, Ave verum.
Ngài cũng làm rõ sự ngưỡng mộ và ngạc nhiên trong phụng vụ được khơi dậy không phải nhờ uy nghi nhưng nhờ sự sỉ nhục của Người Tôi Tớ.
Marta An Nguyễn dịch