Quan hệ lớn hơn công nghệ

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng và đời sống con người cũng đang dần được cải thiện và nâng cao. Thế nhưng, vẫn còn đó những hệ lụy không nhỏ cũng đang ảnh hưởng tiêu cực cho từng cá nhân trong xã hội. Hình ảnh những bạn trẻ rủ nhau đi café nhưng lại không nói chuyện với nhau mà chỉ tranh thủ lướt Facebook dường như đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Có thể nói, từ khi “Wifi” tràn vào Việt Nam (1993) thì những quán café không còn đơn thuần chỉ là nơi để người ta hò hẹn nhau, hay là một chốn để tự thưởng cho mình những giây phút thảnh thơi sau một ngày làm việc dài mà còn được mặc định là những nơi để lên mạng tuyệt nhất. “Pass Wifi là gì vậy em?” đã trở thành câu nói đầu tiên của chúng ta khi mới ngồi xuống ghế nơi các quán Café. Và điều đó cũng vô tình tác động một cách mạnh mẽ vào đời sống tu trì, nhất là trong lãnh vực đời sống thiêng liêng. Nó mang đến cho những người tu sĩ một làn gió mới, nhưng đồng thời cũng là một thách đố lớn đối với những ai đang dấn thân cho lý tưởng tu trì.

Trong tuần vừa qua, chúng tôi được các em Đệ Tử viện của Dòng mời gặp gỡ nói chuyện tại một quán Café. Điều đáng nói ở đây là thay vì hỏi “Pass Wifi là gì ?”thì các em tự động gom điện thoại lại, cho vào một cái rổ chung và chỉ ngồi nói chuyện cùng nhau. Chính điều đó tạo nên trong chúng tôi một cảm giác tự hào vì nhà Dòng đào tạo được một thế hệ đàn em sống rất nhân bản trưởng thành, nhưng cũng làm cho chúng tôi khá xấu hổ vì đã chưa sống được như các em. Tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng các em đã giúp chúng tôi gợi nhớ những năm trước 1992, khi đó Wi-fi chưa du nhập về Việt Nam và khoảng cách giữa con người với con người dường như chưa bị chia cắt. Và thật sự buổi nói chuyện hôm đó, đã mang đến một cho chúng tôi một không gian ấm cúng hơn, tràn đầy tiếng cười của những người trẻ dám sống lý tưởng “tìm kiếm điều thế gian tránh và tránh điều thế gian tìm” (Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI).  

Giữa xã hội hôm nay, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng bởi các trào lưu ngoài xã hội, vì thế người tu sĩ cần phải chết đi bản thân mình cho thế gian. Nhưng mặt khác, người tu sĩ cũng được gọi mời sống giữa thế gian để có thế đem Chúa đến và làm chứng về Chúa cho mọi người. Làm sao để sống trong thế gian, để hòa nhập chứ không hòa tan là một thách đố đối với người tu sĩ hôm nay. Nó đòi buộc người tu sĩ phải chọn lựa, phải lội ngược dòng mỗi ngày. Cũng như, để sống trọn vẹn đời dâng hiến thật không dễ vì người tu sĩ cũng mang trong mình kiếp phàm nhân, nếu không giữ vững tương quan với Chúa thì người tu sĩ sẽ bị hòa tan trong một thế giới tục hóa hôm nay.

Pet Anh Tài, cSc.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho ngày giới trẻ thế giới lần thứ 39

SỨ  ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI LẦN THỨ 39, ngày 24/11/2024 Những...

Giờ Chầu Thánh Thể của Sinh viên Công giáo TGP Huế

Thánh Phaolô mời gọi anh em tín hữu ở Phi-líp-phê rằng: “trong mọi hoàn cảnh,...

Các bạn trẻ quy tụ tại Vatican nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giới trẻ

Vatican News Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các bạn trẻ với Đức Gioan Phaolô...

Nhà Lưu trú Thánh Tâm Huế khai giảng năm học mới 2023 – 2024

Khi hoa phượng dần tàn, cái nắng hè oi bức dịu đi cũng là lúc...

10 Câu nói thôi thúc sứ vụ người trẻ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Hãy xem qua danh sách các vị thánh nổi tiếng nhất trong Giáo Hội Công...

Bộ phim đầu tiên về Chân phước Carlo Acutis

Đạo diễn người Tây Ban Nha José Maria Zavala đã thực hiện bộ phim “El...