NGÀY THỨ HAI: TRÁI TIM KHAO KHÁT
“Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4: 7)
Quả thật, chúng ta nghĩ về Chúa như Đấng bảo trợ. Ngài luôn đi trước và Ngài có tất cả mọi sự. Ngài điều khiển vũ trụ trong bàn tay của Ngài. Ngài là Đấng thông biết mọi sự, Đấng toàn năng và toàn hảo. Do đó, thật là hiển nhiên, khi gặp khó khăn, chúng ta chạy đến với Chúa Giêsu, trong thân phận của một người ăn xin, thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu như đói và khát, nhưng điều đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn thế.
Chúa Giêsu nói rằng ai cho những người Kitô hữu nước để uống, người đó sẽ không bị mất phần thưởng đâu (x. Mt 10:42). Hay hễ ai cho người khát uống, là làm việc đó cho chính mình Chúa vậy (x. Mt 25,37-40).
Nhưng Người cũng thể hiện sự khao khát của chính mình cả trên thập giá (x. Ga 19:28) và trong việc cư xử với người khác. Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về điều này là cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Sa-ma-ri-a tại giếng Gia-cóp ở Xy-kha (Ga 4: 4-42).
Làm thế nào để tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng ở tôi có điều gì đó Chúa muốn?
Vào khoảng giữa trưa, lúc Chúa Giê-su đang ngồi bên bờ giếng thì một người phụ nữ Sa-ma-ri tiến đến lấy nước. Chúa chủ động bắt chuyện với chị, Người đưa ra lời thỉnh cầu thay vì nói về sự cứu rỗi hay rao giảng về Nước trời.
Người xin chút nước uống
Tất nhiên, vào một ngày hè nóng nực ở Pa-les-tine đó là một thỉnh cầu hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta đều đoán Chúa Giê-su đưa ra một cái gì đó hơn là sự thỉnh cầu. Điều đó có ý nghĩa gì?
Quay thời gian lại một chút. Khi để cho chúng ta được tự do, Thiên Chúa đã chấp nhận một sự thật rằng Ngài sẽ không kiểm soát mọi sự. Ngài có thể dời núi, thay đổi thủy triều, tạo ra và phá hủy cả vũ trụ, nhưng Chúa không thể bắt chúng ta phải yêu Ngài. Chúa mời gọi và mong đợi chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài. Nếu chúng ta nghĩ về bổn phận lớn lao của tình yêu này, nó làm ta sợ hãi. Nó có thể đáng sợ, tuy nhiên đó thực sự là một điều tuyệt vời cho các Kitô hữu. Điều đáng buồn nhất là nếu tình yêu của chúng ta không quan trọng với Chúa mà Chúa cũng không quan tâm tới chúng ta nữa. Không có gì có thể đáp lại được tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa! Không thể đáp lại Ngài bất cứ điều gì! Nhưng chúng ta có thể dâng cho Chúa những thứ Ngài cần nơi chúng ta: niềm tin, sự tin tưởng, tình yêu.
Chúa Giêsu khát, đúng như vậy, nhưng ngài không chỉ khát nước. Trái tim Chúa khao khát những linh hồn. Chúa khao khát tình yêu. Đây không phải là biểu hiện của chứng yêu bản thân mình thái quá như chúng ta nghe nói về một số ngôi sao điện ảnh nào đó. Chúa không quan tâm đến việc có một câu lạc bộ người hâm mộ cho riêng mình để thể hiện sự ngưỡng mộ.
Chúa khao khát tình yêu của chúng ta vì Chúa muốn lấp đầy chúng ta bằng chính bản thân mình. Chỉ khi yêu Chúa chúng ta mới có được sự hân hoan, vui mừng. Có thể hiểu đơn giản, khao khát tình yêu của Chúa Giêsu là khát khao ban phát tình yêu, được kết hợp với chúng ta mãi mãi, trong niềm vui của Chúa Cha.
Tại sao Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta niềm vui này nếu chúng ta không đồng ý với khao khát và tuân theo thánh ý của Ngài?
Đó là lý do tại sao trong cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Sa-ma-ri-a ở giếng, đi từ việc Ngài xin chị nước uống đến lời hứa về nước hằng sống. “Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14)
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể làm theo được? Có lẽ cách đơn giản nhất để noi gương trái tim của Chúa trong chiều kích này là làm cho chúng ta khát khao như Ngài. Tất cả chúng ta đều đói và khát nhiều thứ: sự an toàn, tình bạn, niềm vui, của cải, sự lãng mạn, và rất nhiều nhu cầu và mong muốn khác.
Tuy nhiên, những điều này dường như không thể diễn tả hết sự khao khát những linh hồn của Chúa. Chúa muốn sự hy sinh của mình có giá trị. Ngài muốn cứu mọi người khỏi tội lỗi và ban tặng Thiên đàng cho họ. Chúa khao khát sự biến đổi của họ để Ngài có thể tắm mát họ bằng món quà của mình.
Sự khao khát của chúng ta như thế nào? Chúng ta có khao khát sự cứu rỗi các linh hồn không? Có phải niềm khao khát của chúng ta đối với việc phúc âm hóa thế giới mãnh liệt đến mức chúng ta diễn tả nó như một cơn khát không?
Sự đáp lại của chúng ta với khao khát của Chúa luôn dồi dào. Chúng ta cũng có thể làm dịu sự khao khát đó. Lòng sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu thường tập trung vào việc đền bù tội lỗi, an ủi trái tim Chúa và đáp lại tình yêu của Ngài cách xứng đáng hơn.
Mong muốn tình yêu đáp lại tình yêu, và để đền đáp tội lỗi của con người là sự mới mẻ. Đó là một cách thiết thực để làm thỏa mãn sự khát khao của Chúa. Bằng lời cầu nguyện và tấm gương tốt của chúng ta sẽ đưa các linh hồn tới gần tình yêu, trái tim của Chúa hơn những điều an ủi Chúa.
Lạy Chúa, khi con thấy Ngài trên thập giá, con muốn làm điều gì đó khi Chúa kêu lên Ngài khát. Con muốn tìm cách nào đó để làm dịu cơn khát của Chúa. Con biết đó không chỉ là sự khát nước đơn thuần, mà Chúa khao khát con, khao khát những người tội lỗi, tình yêu, như sứ mạng Ngài đã lãnh nhận và đến cứu độ trần gian.
Cảm ơn Chúa đã muốn tình yêu của con. Đã có khi con nghĩ rằng tình yêu của con không quan trọng đối với Chúa. Nhưng con biết nó có. Chúa đã khiến mình trở nên nghèo khó để con được thỏa thuê trong Chúa, đã làm cho mình dễ bị xúc phạm để con có thể yêu và an ủi Chúa. Và nếu Chúa muốn liều mạng mình vì nó, thì tình yêu nghèo khó của con phải có ý nghĩa nào đó. Con là điều giá trị đối với Ngài.
Hãy để con tìm cách làm dịu cơn khát của Chúa. Xin hãy sai Chúa Thánh Thần xuống để ban thần khí cho con để con tìm ra những cơ hội cho Chúa thấy được tình yêu của con dành cho Ngài và an ủi trái tim Chúa. Có thể là sự hy sinh từ việc nhỏ nhất để chứng minh tình yêu con dành cho Ngài trên hết mọi sự, đơn giản là đưa tay hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ. Khi Chúa làm dịu cơn khát của con, hãy giúp con cũng làm dịu cơn khát của Chúa.
Trích trong cuốn: A Heart Like His: Meditations on the Sacred Heart of Jesus
Tác giả: Thomas D. Williams
Bài viết liên quan
Tại sao Thánh Tâm Chúa Giêsu lại bừng cháy lên?
Hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu bừng cháy xuất phát từ những mặc khải tư...
Th3
Đức giáo hoàng đã cung hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa khi nào?
Vào năm 1899, Đức Giáo hoàng Lêo XIII đã cung hiến thế giới cho Thánh...
Th1
3 dòng suối chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu
3 DÒNG SUỐI CHẢY RA TỪ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU Thánh Magarita Maria Alacoque...
Th12
Thánh Thể xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Thể xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tình yêu của Chúa Giêsu tuôn...
Th12
Việc sùng kính Thánh Tâm mở lòng ta ra với Chúa
Việc sùng kính Thánh Tâm mở lòng ta ra với Chúa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô...
Sùng kính Thánh Tâm là yêu mến Thánh Thể
Trong một bức thư, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích bằng cách...