Vatican News
Cha Barrios lưu ý: “Với quá trình thế tục hóa, con người không chỉ xa rời sự siêu việt mà còn xa rời chính mình, vì cả hai đều có liên hệ với nhau. Chúng ta đang ở thời điểm phải suy nghĩ lại về nhiều thứ, bao gồm cả cách con người hiểu về chính mình”.
Châu Âu đang quên mất nguồn gốc Kitô giáo
Mặc dù thừa nhận rằng nhiều nguyên tắc truyền cảm hứng cho Liên minh châu Âu hiện đang được duy trì, nhưng cha lấy làm tiếc rằng nguồn gốc của chúng thường bị lãng quên: “Chúng ta đang quên mất nguồn gốc Kitô giáo của chúng”.
Theo cha Barrios, sự mất nhận thức này, trong một số trường hợp, là cố ý: “Những giá trị này bị lu mờ vì không có nhận thức về chúng và đôi khi vì mọi người không muốn nhận thức về chúng”. Cha nhấn mạnh rằng các giá trị định hình Liên minh Châu Âu không chỉ là một cấu trúc chính trị mà là một phần bản sắc văn hóa của châu Âu. Cha chỉ ra rằng “Liên minh châu Âu không chỉ ra đời từ một ranh giới địa lý”.
Cần có những chứng tá cá nhân và cộng đoàn
Để đối mặt với xu hướng này, theo cha, cần có chứng tá cá nhân của giáo dân ở châu Âu cũng như “chứng tá của Giáo hội và các cộng đồng giáo hội”. Cha cũng nhấn mạnh đến nhu cầu về một cuộc truyền giáo mới cũng như “biết cách đối thoại với nền văn hóa đương đại”, một nhiệm vụ mà cha tin rằng vẫn phải được thực hiện mặc dù là “nền tảng ở châu Âu”.
Vấn đề tái vũ trang tại Châu Âu
Một chủ đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của cuộc họp liên quan đến các kế hoạch tái vũ trang ở Châu Âu. Cha Barrios cho biết lập trường của các Giám mục là “đúng đắn, hợp pháp và chính đáng khi Châu Âu suy nghĩ về quốc phòng và an ninh của mình, đặc biệt là trong một thế giới hỗn loạn như thế giới của chúng ta, với rất nhiều bất ổn”.
Tuy nhiên, theo cha, “chúng ta không được quên rằng mục tiêu cuối cùng là hòa bình và đây là ơn gọi của Châu Âu. Vì vậy, nói ‘có’ với phòng vệ, nhưng không được đánh mất mong muốn cơ bản của con người, đó là mong muốn hòa bình”.
Giáo hội hợp tác với các tổ chức Châu Âu
Cha cũng nhấn mạnh đến việc hợp tác với các tổ chức Châu Âu để “làm cho tiếng nói của Giáo hội được lắng nghe ở Châu Âu” trước những thách thức như tính cạnh tranh, xung đột, tính bền vững và di cư. (CNA 28/03/2025)
Bài viết liên quan
Đức Hồng y Parolin chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 20 năm ngày Thánh Gioan Phaolô II về Nhà Cha
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2/4/2025, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Hồng y...
Th4
Triển lãm 500 thánh tích tại một nhà nguyện ở bang New Jersey, Hoa Kỳ
Từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 5/4/2025, tại hội trường Nhà nguyện...
Th4
Giáo hội sắp có thêm ba vị hiển thánh và một chân phước
Giáo hội sắp có thêm ba vị hiển thánh và một vị chân phước, theo...
Th4
Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha ổn định; tiếng nói và khả năng di chuyển khá hơn
Theo thông cáo được ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh trình...
Th4
Đức Thánh Cha: Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống
Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức...
Th4
Nuôi dưỡng trí tưởng tượng tôn giáo
Báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh có cuộc phỏng vấn dành cho linh...
Th4