Vatican News
Theo Caritas Quốc tế, năm 2023, các nước thuộc Nam bán cầu đã chi tiêu nhiều gấp 12,5 lần cho việc “trả nợ” so với số tiền dành để đối phó với biến đổi khí hậu, khiến các quốc gia này dễ tổn thương hơn trước những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu. Do đó, cần có một hành động mạnh mẽ từ các chính phủ và tổ chức tài chính nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ hiện nay: xóa bỏ và khắc phục những khoản nợ bất công và không thể trả, đồng thời giải quyết các nguyên nhân sâu xa để ngăn những cuộc khủng hoảng tái diễn.
Một số dữ liệu cụ thể về “cuộc khủng hoảng nợ” hiện nay cho thấy hơn 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ước tính 60% các quốc gia có thu nhập thấp hiện đang hoặc sắp rơi vào tình trạng “khó khăn về nợ”, tức là không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trước mối lo ngại mang tính toàn cầu này, trong Năm Thánh 2025, Caritas Quốc tế đã khởi động chiến dịch “Biến nợ thành Hy vọng”, hiện thực lời kêu gọi xóa nợ được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra trong Tông sắc về Năm Thánh.
Cha Giorgio Licini, linh mục thừa sai thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại (PIME), đang hoạt động trong Caritas thuộc Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon, cho biết, Fiji, Papua New Guinea và Samoa là những quốc gia Thái Bình Dương có nguy cơ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng nhất từ nợ công trong nước và nợ nước ngoài. Chiến dịch Năm Thánh của Caritas Quốc tế mang tên “Biến nợ thành Hy vọng” phải thuyết phục tất cả mọi người cảnh giác với những gì các tầng lớp chính trị có thể làm để tránh những tình huống tồi tệ do gia tăng nợ gây ra.
Cha Licini nói: “Khoảng năm mươi tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo trên toàn thế giới đang ủng hộ bản kiến nghị và chiến dịch ‘Biến nợ thành Hy vọng’. Tuy nhiên, không có tổ chức nào từ châu Đại Dương tham gia”.
Đề cập đến tình hình cụ thể tại quốc gia đang phục vụ, cha cho biết Papua New Guinea đang nợ các chủ nợ khoảng 11 tỷ euro, trong khi được xếp hạng là giàu tài nguyên, nhưng lại có chỉ số phát triển con người thấp. Khoảng 75% dân số sống trong cảnh nghèo đói hoặc chỉ có những phương tiện cơ bản để tồn tại, thường là ở những khu vực hẻo lánh, không có các dịch vụ thiết yếu. Khoản nợ tích lũy trong những năm gần đây được chia gần như đều giữa nợ công trong nước và nợ nước ngoài.
Nhà truyền giáo lưu ý, mục tiêu cụ thể của chiến dịch Caritas là “xoá các khoản nợ mà thực tế không thể trả được”. Trên bình diện quốc tế, bản kiến nghị sẽ được đưa đến các diễn đàn nơi các nhà lãnh đạo thế giới họp bàn về chính trị và kinh tế, như Hội nghị G7 tại Canada vào tháng 6, Hội nghị G20 tại Nam Phi vào tháng 11, và COP30 tại Brazil.
Bài viết liên quan
Trường nội trú Thánh Giá ở Banahappa mang hy vọng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/SIDA ở Ấn Độ
Tại một quốc gia mà HIV/SIDA vẫn còn rất bị kỳ thị, một trường nội...
Th4
Đền thờ Thánh Phêrô triển khai kế hoạch sơ tán mới để đảm bảo an toàn cho khách hành hương
Vào ngày 11/4/2025, một cuộc họp báo đã được tổ chức tại Roma để trình...
Th4
Một nhà thờ Công giáo tại Bang Chin bị không quân Myanmar dội bom phá hủy
Không quân của nhà nước Myanmar đã dội bom phá hủy nhà thờ Chúa Kitô...
Th4
Vatican cập nhật các quy định về ý lễ, cho phép gộp ý lễ nhưng với những điều kiện nghiêm ngặt
Ngày 13/4/2025, Bộ Giáo sĩ đã ban hành một sắc lệnh cập nhật các quy...
Th4
Cha Raffaele Grimaldi, tuyên uý nhà tù: Tôi đã học cách trở thành linh mục trong tù
Cha Raffaele Grimaldi, tuyên uý nhà tù ở Ý đã phục vụ sứ vụ này...
Th4
Vác đỡ thập giá cho người xa lạ “tình cờ”
Sáng Chúa Nhật 13/4, Đức Hồng y Leonardo Sandri chủ sự Thánh lễ Lá tại...
Th4