“Trong thể thao phấn đấu cho kết quả là quan trọng, nhưng chơi hay và chơi đẹp còn quan trọng hơn nhiều” (ĐTC Phanxicô, 2016)
Khi chăn trở về việc đào tạo một con người toàn diện, văn sĩ Montagne đã nói: “Chúng ta không giáo dục một linh hồn, cũng không giáo dục một thân thể, nhưng giáo dục một con người. Chúng ta không chia tách từng phần ra được.” Điều này gần với câu tục ngữ: “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”; hay như người Rôma từ ngàn xưa cũng có câu tương tự: “Hồn lành trong xác mạnh” (Mens sana in corpore sano).
Và tinh thần “chơi cho khoẻ để phục vụ Chúa và tha nhân”
Điều này được CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ trình bày: “Thể dục và các hoạt động thể thao giúp chúng ta giữ được quân bình trong tâm hồn của mỗi cá nhân cũng như của xã hội, và giúp chúng ta thiết lập được các mối tương quan huynh đệ giữa mọi người không phân biệt giai cấp, quốc gia hay chủng tộc”[1]
Và gần đây, khi công bố Văn kiện về Thể thao: “Cố gắng hết mình. Viễn tượng Kitô về thể thao và con người”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Giáo hội được kêu gọi trở thành dấu chỉ của Chúa Giêsu Kitô trong thế giới, kể cả qua thể thao.… Thể thao có thể mở đường tiến về Chúa Kitô tại những nơi hoặc trong những môi trường không thể trực tiếp loan báo Ngài vì nhiều lý do”.
Ý thức được sự quan trọng của thể thao trong việc đào tạo con người toàn diện nên Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic đã liệt kê ra ba bài học mà thể thao mang lại:
– Thứ nhất, thể thao là một công cụ cho sự phát triển con người
– Thứ hai, thể thao là sự hội nhập và liên đới: “Thể thao … tạo nên một công cụ để giáo dục con người sự quan trọng của việc chia sẻ, tình bạn, và tôn trọng người khác, cũng như giá trị ưu thế của liên đới”.
– Thứ ba, thể thao là sự vượt thắng các quyền lợi kinh tế và sự ích kỷ: “Trong thể thao phấn đấu cho kết quả là quan trọng, nhưng chơi hay và chơi đẹp còn quan trọng hơn nhiều” (ĐTC Phanxicô, 2016)
Tóm lại, tất cả mọi người mà với sự dấn thân và cống hiến, họ có thể ‘trao ban điều tốt nhất của chính mình.[2]’ Tất cả điều này làm cho các môn thể thao trở nên chất xúc tác cho những trải nghiệm về cộng đồng, về gia đình nhân loại.
[1]X. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61.
[2] X. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thể thao trong đời sống Ki-tô hữu.
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Vũ Văn Vượng, CSC
Bài viết liên quan
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu: Ngày Hành Hương Cựu Tu và Cựu Học Sinh Dòng Thánh Tâm – Về Cội Nguồn Tình Yêu
Vào lúc 6h00 sáng ngày 27/06/2025, tại Tu viện Trung Ương Dòng Thánh Tâm Huế,...
Ngày thường huấn thứ 2: Linh mục Dòng Thánh Tâm: Tình yêu mục tử và sứ vụ
Sáng ngày 25/6/2025, các tham dự viên tiếp tục được nghe Cha Mátthêu Nguyễn Khắc...
Khai mạc kỳ thường huấn dành cho Tu sĩ – Linh mục Dòng Thánh Tâm Huế: Đào sâu ơn gọi, củng cố sứ vụ trong thời đại mới
Từ ngày 24 đến 26 tháng 6 năm 2025, kỳ thường huấn dành cho anh...
Giáo xứ Nguyệt Biều mừng lễ bổn mạng – Thánh Antôn Padua
Trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và tràn đầy niềm vui, cộng đoàn dân...
Đêm Canh Thức Vượt Qua 2025 tại Dòng Thánh Tâm Huế
📌 XEM THÊM HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY
Thứ Sáu Tuần Thánh 2025 tại Dòng Thánh Tâm Huế
Vào lúc 19h00, Thứ Sáu ngày 18/4, tại nguyện đường Giáo xứ Bến Ngự- Dòng...