Người nữ tu và chiếc khăn lúp

Khi nhìn các nữ tu trong bộ tu phục với chiếc khăn lúp, chúng ta thấy nơi các Soeur toát ra vẻ thánh thiện và nét đẹp kín đáo. Khăn lúp là dấu chỉ nổi bật của đời sống tu trì cùng với chiếc áo dòng, và chi tiết này luôn gây được sự chú ý. Áo dòng và khăn lúp thực sự là niềm vinh dự của các nữ tu, và đồng thời là điểm gợi lên sự tò mò và lòng khao khát nơi các thiếu nữ, muốn được sống đời tu để được mặc áo dòng và được đội chiếc lúp trên đầu. Chính vì thế khi nghĩ tới chiếc khăn lúp này, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến sự vinh dự của bản thân người nữ tu, của gia đình họ, của giáo xứ quê hương, và của Giáo Hội Công Giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh nét vinh dự và tự hào, chiếc khăn lúp cũng là dấu chỉ của sự hi sinh âm thầm nhưng cao độ của các nữ tu. Sự hi sinh này âm thầm đến mức không mấy ai để ý tới, nhưng chỉ bản thân các nữ tu mới cảm nhận được.

Thật thế, khi đại dịch tái bùng phát trên quê hương Việt Nam, thì hình ảnh chiếc áo dòng cùng khăn lúp của quý Soeur đành xếp lại gọn gàng nơi đan phòng. Bởi, bên ngoài cánh cửa tu viện, vẫn còn đó bao mảnh đời đang phải chiến đấu với con Covid bé xíu. Với lý tưởng hiến thân của mình, quý Soeur đã không bằng lòng với cách sống an toàn vốn có nơi cộng đoàn mà hơn thế, các Soeur sẵn lòng khoác lên bộ đồ bảo hộ y tế và đi vào chính tâm dịch.

Hình ảnh đó là một thông điệp nói cho thế giới rằng: chúng tôi muốn sống như một con người đơn thành, khiêm tốn, như một con người với quả tim trong sạch, biết rung động với những đau khổ của đồng bào.

Ý thức ơn gọi bước theo Đức Kitô được thể hiện qua sứ mạng riêng của mỗi hội dòng, quý Soeur đã phục vụ bằng cả trái tim của người phụ nữ và trở nên nguồn mạch tiếp sức không chỉ cho anh chị em bệnh nhân có thể vượt qua Covid-19 mà còn đem yêu thương đến người bệnh- những người đang đau đớn vì Covid-19, hoang mang vì không có gia đình bên cạnh.

Trên áo bảo hộ của quý Soeur, sau lớp khẩu trang bịt kín và tấm nhựa che mặt luôn là ánh mắt hiền hòa và dấu thánh giá trên vai phải như là chiếc neo hy vọng duy nhất giữa ba đào đại dịch. Qủa thế, trên bước đường sứ vụ, Chúa Giêsu đã gieo vãi sự sống bằng đôi tay chữa lành, tha thứ, làm cho sống lại… Giờ đây, trong lễ hy sinh cao cả trên thánh giá, Người chu toàn sứ vụ được Chúa Cha trao phó cho Người: đi vào vực thẳm của đau khổ, vào những bất hạnh của thế giới này, để cứu chuộc và biến đổi nó. Và cũng là để giải thoát mỗi người chúng ta khỏi quyền lực của đau khổ, bệnh tật và khỏi sự phản kháng không để mình được Thiên Chúa yêu thương.

Chính Đức Thánh Cha Phanxico đã nhiều lần mời gọi những ai sống đời Thánh hiến hãy “đi vào với Giáo Hội” và “đi ra vùng ngoại biên”. Hai cặp từ “đi vào” và “ đi ra” xét về chữ có vẻ trái nghĩa, nhưng lúc này đây xem ra cùng hướng và cùng hành động nơi tấm lòng của quý Soeur khi phục vụ trong chính môi trường không mấy an toàn cho mạng sống của mình.

Những hành động xem ra bình thường của quý Soeur nhưng đem lại những kết quả phi thường. Thật vậy, có ai dám nghĩ rằng những công việc tầm thường, nhỏ bé hằng ngày của mình bây giờ nơi khu cách ly hay trong các bệnh viện sẽ là hồi chuông đánh thức thế giới vẫn còn “ngái ngủ” trong nền văn hóa vứt bỏ và vô cảm. Chính mẹ Thánh Têrêsa Avila đã cảm nhận điều đó, khi mẹ thốt lên: “Thế giới này sẽ ra sao nếu không có những tu sĩ, không có những người tận hiến”.

Hình ảnh những nữ tu đã dám gắn liền đời mình với thế giới. Một thế giới của người nghèo, thế giới của người bất hạnh, khổ đau và cô đơn…Và xa hơn nữa, sự gắn liền ấy lại được sát nhập với một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo. Giáo Hội không chỉ nguyên tính thánh thiện như chúng ta vẫn tuyên tín nhưng còn mang tính xã hội. Như thế, Phúc Âm cho chúng ta thấy cái nghèo của Đức Kitô không xa lạ với thời cuộc và thời đại chúng ta.

Hôm nay và mãi đến muôn đời, thế giới của những người nghèo vẫn còn đó, một khi xã hội vẫn còn hận thù và bất công.Chính lúc này, hơn bao giờ hết, người tu sĩ sẽ thấy được sứ mạng của mình sẽ không bao giờ chỉ là đóng kín trong những khuôn thước của tu trì và sự an toàn bên trong lũy cấm tu viện mà mỗi người phải thấy mình có trách nhiệm với đau khổ của tha nhân, với hạnh phúc nhân loại và của từng con người?

Như vậy, nhìn từ bên ngoài, chiếc khăn lúp và bộ áo bảo hộ y tế sẽ mãi là niềm vinh hạnh và tự hào của các nữ tu. nhưng đi kèm đó là sự hi sinh thầm lặng của các Soeur. Thế nên, khi nhìn ngắm các sơ trong bộ tu phục với chiếc khăn lúp dễ thương, đặc biệt nơi các sơ đang hi sinh dấn thân tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid-19… chúng ta hãy tự hào với họ và vì họ, nhưng cũng đừng quên cầu nguyện cho họ, và không quên cả hi sinh thầm lặng mà họ, những người nữ tu của Chúa.

Bài viết: Anh Tài, CSC

Bài viết liên quan

Thánh Lễ Tất Niên Liên Tu Sĩ Tổng Giáo Phận Huế

+++ > XEM HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa Thần...

Giáo dục thiêng liêng, một giáo dục khẩn cấp?

Điều thiêng liêng không có tính siêu việt chẳng khác gì một hình thức thờ...

Nét đẹp A Lưới trong hành trình tìm về Giáo xứ Sơn Thủy

Dọc theo những con đường đèo quanh co, những khúc cua gập ghềnh, A Lưới...

Thiên Chúa hoá dại vì yêu

  Chẳng phải vì yêu hóa dại khờ Nên rời điện ngọc xuống chơi thơ...

Bạn có biết R.I.P. là một lời cầu nguyện bằng tiếng Latin?

Chữ viết tắt thường thấy trên các bia mộ có lịch sử cổ xưa gắn...

ĐTC Phanxicô: các nhà giáo dục hãy nhìn người trẻ bằng cái nhìn và trái tim của Chúa Giêsu

Vì lợi ích của trẻ em, người trẻ và người lớn sống bên cạnh các...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *