Con người có thể trở thành Chúa không?

Bài viết này được dịch từ Can Man Become God? | Catholic Answers của tác giả  Douglas M. Beaumont.
Douglas M. Beaumont lấy bằng Tiến sĩ về thần học từ Đại học North-West và bằng Thạc sĩ về hộ giáo từ Chủng viện Tin lành Southern Evangelical, nơi ông đã giảng dạy trong nhiều năm trước khi bước vào sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo. Kể từ đó, Douglas đã xuất hiện trên The Journey Home, Catholic Answers Live, và đã được phỏng vấn bởi The National Catholic Register, EWTN và Relevant Radio. Ông là tác giả của Evangelical Exodus và The Message Behind the Movie, đồng thời đã đóng góp cho Bumper Sticker Catholicism, The Best Catholic Writing, The Apologetic Study Bible for Students, và Christian Apologetic Journal. Douglas M. Beaumont có thể được tìm thấy trực tuyến tại: douglasbeaumont.com.

Con người luôn luôn sẽ là hữu hạn, cho dù bản tính của chúng ta là hoàn hảo bởi ân sủng của Thiên Chúa.
Một điểm chung mà các vị thánh như Athanasius, Augustine, Anselm và Aquinas đều khẳng định rằng các thụ tạo có thể trở thành Chúa. Ý tưởng này cũng được phản ánh trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo: “Con Thiên Chúa đã làm người để chúng ta trở nên Thiên Chúa” (GLCG. 460). Cả thánh Irenaeus ở phương Tây và Thánh Maximus ở phương Đông đều đưa ra những khẳng định tương tự – thực tế, họ là những người được Sách Giáo lý trích dẫn.
Làm thế nào giáo lý này không trở thành dị giáo, hoặc hoàn toàn điên rồ?
Ý tưởng cho rằng con người có thể trở thành Thượng Đế được gọi là “Thần thánh hóa” (“Theosis,” “Deification,” hoặc “Divinization”) và nó thực sự có một phả hệ vững chắc giữa các nhà thần học chính thống, các nhà biện hộ, các giáo phụ, các tiến sĩ và các vị thánh của Giáo hội. Nhưng họ lấy ý tưởng này từ đâu? Xét cho cùng, Kinh thánh dạy rõ ràng rằng chỉ có một Thiên Chúa. Điều này được thể hiện rõ qua các tác phẩm trong kinh thánh bao gồm cả các sách lịch sử, ngôn sứ, thi ca cũng như các sách Phúc âm và thư tín (ví dụ: Đnl 6:4, 2 V 19:19; Is 45:5; Tv 86:10; Ga 5:44; 1 Cor 8:4; v.v.). Hơn nữa, rõ ràng rằng  từ Kinh thánh rằng loài người không phải là Thiên Chúa và ngược lại (vd: Ds 23:19; 1 Sam 15:29; Hs 11:9,… ).
Tuy nhiên, Kinh thánh cũng dạy rằng con người có thể trở nên giống như Thiên Chúa.
  • Ta đã phán: Hết thảy các ngươi đây đều là bậc thần thánh, là con Đấng Tối Cao.” (Tv 82:6 cf. Ga 10:34)
  • Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.” (Ga 17:22-23)
  • “Hãy nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.” (Eph 3:19)
  • Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian.” (2 Pr 1:4)
  • Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.” (1 Ga 3:2)
Những đoạn này gợi ý điều mà các nhà thần học gọi là “Công thức trao đổi” (“Formula of Exchange”) – một giáo lý gắn liền trực tiếp với vai trò Nhập thể của Chúa Giêsu trong sự cứu rỗi chúng ta. Tuy nhiên, những câu này hay bất kỳ câu nào khác đều không có nghĩa là bản chất con người có thể được thay đổi thành bản tính thiên linh của Thiên Chúa. Điều họ muốn nói là bản chất con người có thể dự phần vào bản chất tính thiên linh của Chúa.
Vì vậy, nếu phát hiện thấy những câu trích dẫn từ các giáo phụ, các tiến sĩ, các thánh nhân, và các giáo hoàng, v.v. của Giáo Hội dường như chỉ ra điều ngược lại, thì chúng đã không được hiểu cách đúng đắn. Mặc dù có thể dễ dàng tổng hợp các câu trích dẫn từ các tác giả khác nhau tuyên bố “rõ ràng” rằng con người có thể trở thành Chúa, nhưng luôn phải ghi nhớ một bối cảnh thần học.
Nguyên tắc hướng dẫn liên quan đến những loại tuyên bố này là khi thiên tính được xác định bởi nhân loại, thì đó là do sự tham dự của ân sủng, chứ không phải do bản tính sinh ra. Nói cách khác, “thiên tính” trong những trường hợp này không ám chỉ sự thay đổi về bản chất của một thứ gì đó, mà là nó giống như thế nào. Ví dụ, khi chúng ta tham dự Bí tích Thánh Thể, chúng ta “trở thành thân thể của Chúa Kitô” (x.1Cor.10:16-17) – nhưng chúng ta không trở thành vị cứu tinh thiêng liêng của thế giới!
Thánh Augustine làm rõ sự khác biệt hết sức quan trọng này khi ngài nói,
Ngài đã gọi con người là các vị thần, được thần thánh hóa bởi Ân sủng của Ngài, không phải được sinh ra do Bản thể của Ngài. Vì Ngài biện minh, Đấng công bình qua chính Ngài, chứ không phải ai khác; và Ngài thần hóa ai là Chúa qua chính Ngài, không phải bằng cách dự phần của người khác. Nhưng Đấng công chính hóa chính Ngài đã thần hóa, trong đó bằng cách công chính hóa, Ngài làm nên những người con của Thiên Chúa. “Vì Ngài đã ban cho họ quyền năng để trở thành con trai của Thiên Chúa.” (x.Ga 1:12). Nếu chúng ta đã được làm con của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng được trở thành các vị thần (chúa): nhưng đây là kết quả của việc thông qua Ân sủng, không phải do tự bản chất sinh ra. Vì Con Một của Thiên Chúa, là Chúa, và Thiên Chúa duy nhất cùng với Chúa Cha, Đức Chúa và Đấng Cứu Độ, Đức Giêsu Kitô, khởi nguyên là Ngôi Lời, và Ngôi Lời cùng với Thiên Chúa, Ngôi Lời Thiên Chúa. Phần còn lại được tạo thành các thần (chúa), được sinh ra bởi Ân sủng của chính Ngài, không được sinh ra từ Bản thể của Ngài, rằng họ nên giống như Ngài, nhưng nhờ sự ân huệ mà họ nên đến với Ngài, và là những người đồng thừa kế với Chúa Kitô. (giải thích  Tv 50, 2)”
Thánh Tôma Aquinô cũng là hữu ích ở đây, bởi vì ngài thường xuyên nêu ra những phẩm chất cần thiết. Lưu ý rằng trong các trích dẫn bên dưới, các câu được đánh dấu nghe có vẻ khá “rõ ràng” cho đến khi các thuật ngữ làm rõ như “những người chia sẻ” hoặc “thông dự” (“sharers in” or “participation in”) được thêm vào sự cân bằng. Xuyên suốt các tác phẩm của mình, Aquinô kiên quyết rằng khoảng cách bản thể học giữa Chúa và con người (hoặc bất kỳ sinh vật nào) là rất xa (cụ thể là vô hạn!) đến mức cả hai thậm chí không thể so sánh trên cùng một thang đo. Thiên Chúa hoàn toàn “khác” so với loài người đến nỗi sự hiểu biết của con người không thể hiểu được bản chất của Thiên Chúa, cũng như ngôn ngữ của chúng ta không thể diễn đạt đầy đủ bản chất của Thiên Chúa.
Do đó, ngôn ngữ của Aquinô liên quan đến việc thần hóa phải được hiểu phù hợp với lập trường này. Do đó, trong thần học về thần hóa, thánh nhân nói những điều như sau:
Nhưng Chúa Con không yêu các môn đệ theo cả hai cách này. Vì Ngài không yêu họ đến mức coi họ là các thần (chúa) theo bản chất, cũng không đến mức muốn họ kết hợp với Thiên Chúa để trở thành một ngôi vị với Ngài. Nhưng Ngài yêu họ đến mức tương tự: Ngài yêu họ đến độ họ sẽ là các thần (chúa) nhờ được dự phần vào ân sủng- “Ta nói, ‘Các ngươi là thần’” (Tv 82:6); “Ngài đã ban cho chúng ta những lời hứa rất quí rất lớn, hầu cho qua đó các con được dự phần vào bản tính của Thiên Chúa” (2 Pr. 1:4) và Ngài yêu thương họ đến nỗi họ sẽ được kết hiệp với Thiên Chúa trong tình yêu thương: “Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với Người” (1 Cor. 6:17); “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người” (Rm 8:29). Vì vậy, Chúa Cha đã thông tri cho Chúa Con một điều tốt đẹp hơn, đối với mỗi bản tính của Chúa Con, hơn là Chúa Con đã làm cho các môn đệ của mình; nhưng có một sự tương đồng, như đã nói. (Chú Giải về Phúc âm Gioan, 1999)
Thánh Augustinô và Aquinô là những người ảnh hưởng lớn nhất trong số những nhân vật thần học nặng ký trong Giáo hội. Trình độ thần học của các ngài liên quan đến việc thần hóa có thể được áp dụng cho các tuyên bố tương tự của các nhà thần học chính thống, các nhà hộ giáo, các tiến sĩ và các vị thánh của Giáo hội ngay cả khi họ không chỉ ra điều đó trong mọi tuyên bố cụ thể. (Lưu ý: ngay cả khi sự khác biệt này không được nêu rõ ràng, nó thường được ngụ ý nhất bằng các thuật ngữ như “của” hoặc “với” mà có thể dễ dàng bỏ qua nếu người ta không tìm kiếm chúng.)
Nhưng khái niệm tham gia này có nghĩa là gì?
Sự khác biệt giữa việc tham gia trong ân sủng và nhiệm sinh tự bản chất là rất quan trọng nếu một người muốn hiểu những gì các thần học gia chính thống này đang nói – một điều mà nếu bỏ qua hoặc hiểu sai, có thể dẫn đến loại nhầm lẫn siêu hình mà người ta tìm thấy trong đạo Mặc Môn (Mormonism) hoặc phong trào Lời của Đức tin (the Word Faith movement).
Đây là một minh họa có thể trợ giúp. Thánh Gioan thành Damascus nói về việc chúng ta “bị đốt cháy và được thần hóa khi tham gia vào ngọn lửa thần thánh.” Lửa tạo ra một phép loại suy tốt cho sự tham dự. Hãy xem xét một cái chảo đang được đun nóng trên lửa. Khi chảo tiếp xúc với lửa, nó thông dự vào nhiệt của lửa (tức là nó trở nên nóng). Bây giờ, sức nóng của ngọn lửa là bản chất của ngọn lửa, nhưng sức nóng của chảo là thứ mà nó có được nhờ sự tham gia. Khi lửa đốt nóng cái chảo, sức nóng có thể được cho là một phần của cái chảo – nhưng cả ngọn lửa và cái chảo đều không thay đổi theo bản chất cơ bản của chúng. Cái chảo trở nên nóng nhưng nó không bao giờ trở thành lửa – nóng hay không, nó vẫn là cái chảo. Bởi vì cả ngọn lửa và cái chảo đều có thể được coi “là” nhiệt nên có một nghĩa tương tự trong đó chảo có thể được coi “là’’ lửa – nhưng điều này phải được hiểu theo nghĩa đen là sự tham gia của chảo vào sức nóng của ngọn lửa – không phải cái chảo tự bản chất trở thành lửa theo đúng nghĩa đen. Cũng giống như cách chúng ta có thể nói (chính xác, nhưng chỉ theo kiểu loại suy), rằng cái chảo có thể “trở thành” lửa, chúng ta có thể nói rằng con người có thể “trở thành” Chúa.
Tham gia cũng ngụ ý sự khác biệt. Thiên Chúa không chỉ đơn giản là có nhiều quyền năng hơn con người, quyền năng của Thiên Chúa là hoàn toàn biệt loại. Điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các phẩm tính của Thiên Chúa: sự hiện diện, sự hiểu biết, tình yêu, lòng nhân từ, v.v. Sự hiện diện của Chúa cũng hoàn toàn không giống với con người chúng ta, vì chúng ta phải ở một nơi cụ thể, trong khi Chúa ở khắp mọi nơi. Vì vậy, nói rằng Chúa hiện diện ở nhà thờ không giống như nói rằng một người đang hiện diện ở nhà thờ. Tương tự như vậy, ngay cả khi một người bằng cách nào đó biết được mọi sự, người ấy sẽ không toàn tri như Thiên Chúa. Chúa biết tất cả mọi sự với tư cách là tạo hóa của chúng – nguyên nhân đầu tiên của chúng. Điều này mang lại cho Thiên Chúa một loại tri thức mà con người sẽ không bao giờ có được, ngay cả khi về mặt lý thuyết, con người có thể học được mọi thực tế.
Khi cứu rỗi nhân loại, ân sủng của Thiên Chúa không hủy diệt tự nhiên, nhưng hoàn thiện nó; tuy nhiên, ngay cả bản chất con người hoàn hảo vẫn bị giới hạn ở bản chất của nó. Nó sẽ luôn luôn là hữu hạn – và khoảng cách giữa hữu hạn và vô hạn lớn đến mức nó không phải là một sự khác biệt mà là một sự khác biệt hoàn toàn. Điều tương tự sẽ luôn đúng với Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa là duy nhất tuyệt đối và vực thẳm vô tận giữa Đấng Tạo Hóa và tạo vật không bao giờ có thể vượt qua được. Rõ ràng là từ các tác phẩm của những ai đưa ra những tuyên bố như vậy rằng không có thần học gia chính thống nào nhầm lẫn về điểm này, và trong tâm trí, những tuyên bố như vậy cần được đọc với sự phân biệt ở trên.
“Nếu ai khao khát được giống như Thiên Chúa theo cách này, thì người đó không phạm tội; miễn là người ấy mong muốn sự giống nhau đó theo đúng thứ tự, nghĩa là, để người đó có thể nhận được nó từ Chúa. Nhưng người ấy sẽ phạm tội nếu người ấy mong muốn được giống như Thiên Chúa ngay cả theo cách đúng đắn, như của riêng người đó, chứ không phải quyền năng của Thiên Chúa.” (Thomas Aquinas, Summa Theologiæ I, Q.63, A.3).
Chuyển ngữ: Agape Tran
Nguồn: Can Man Become God? | Catholic Answers