Câu chuyện về tiếng kêu oan của Virut với vị thiền sư đắc đạo nọ: Khi thiền sư Kakuji đang nhập định trong cõi thanh tịnh mênh mông, ngài đã nghe được tâm sự của virut. Chúng kêu oan bởi loài người đang hết sức căm phẫn, tố cáo chúng là những kẻ giết chóc, phá hoại đáng ghê tởm. Nhưng thật ngạc nhiên khi vị thiền sư nghe những lời biện bạch của Virut rằng: thay vì hủy diệt, chúng lại là những kẻ mang sứ mệnh giải cứu thế giới này.
Kết nối với kinh nghiệm của dân Cựu Ước. Kinh nghiệm mà Ít-ra-en, dân riêng của Chúa đã từng trải qua như: chuyện về đại lụt hồng thủy thời ông Nô-ê (St 6,11-20); chuyện về Ít-ra-en bội tín thất trung giao ước với Đức Chúa mà đi thờ con bò vàng (Xh 32,7-11); rồi những lần dân bị dịch bệnh, chịu cảnh lưu đày tha hương, hay bị cướp bóc, giết hại. Tất cả những tai ương đã xảy ra đều là vì dân đã phạm tội. Họ đã đi ngược lại với đường lối của Đức Chúa. Với những dấu chỉ mạnh như thế, Thiên Chúa qua miệng các ngôn sứ đã cảnh tỉnh cho dân Ngài biết rằng họ đang trên đường diệt vong, đang tự lao mình thẳng đến nơi huyệt mộ.
Qua những kinh nghiệm ấy và với thực trạng đau thương mà chúng ta đang phải gồng mình đối diện khiến chúng ta không khỏi suy gẫm và nghiêm túc suy xét lại. Có thể nào đại dịch kinh hoàng này như là cái roi đang quất mạnh để cảnh tỉnh con người nhân loại.
Quả thật, từ xưa đến nay nhân loại vẫn chưa một ngày được bình yên bởi tội ác của con người vẫn cứ dần nhân lên: chiến tranh, hận thù, người người giết hại lẫn nhau. Lắm khi chỉ vì cái gọi là danh dự mà người ta đã không ngại thanh trừng lẫn nhau. Chỉ vì để mưu cầu lợi ích cho bản thân, gia đình hay một đảng phái mà người ta đã dễ dàng khinh rẻ nhân phẩm, mạng sống mình, cũng không ngại chà đạp lên nhân phẩm và tước đi mạng sống của đồng loại mình. Việc khai thác tài nguyên đến mức kiệt quệ. Hằng ngày có hàng tấn hóa chất được tuôn ra để đầu độc, kiếm lời. Và cũng chỉ vì cái lợi mà đến cả bào thai trong lòng người mẹ cũng chẳng thể an toàn. Còn biết bao nhiêu điều vô luân khác cứ vẫn mãi tiếp diễn ở khắp nơi trên thế giới.
Khi suy gẫm về tất cả những điều như thế, chúng ta không khỏi xót xa bởi cách nào đó chính tội lỗi của mỗi người chúng ta đã có thể đang là tác nhân, là hung thủ góp phần phá hoại thế giới. Ngày hôm nay, Toàn thể Giáo Hội Việt Nam đã ăn chay, cầu nguyện cho thế giới trong cơn đại dịch. Đây cũng là dịp, là cơ hội để mỗi người chúng ta nhìn lại để không ngừng hoán cải, thay đổi đời sống để trong niềm tin tưởng vào lòng Chúa xót thương, thế giới lại được an bình, đời sống con người lại an vui trong trật tự và tình yêu thương.
Bài viết: Phêrô Nguyễn Tĩnh, CSC
Bài viết liên quan
Thách đố của công nghệ mới trong các mối tương quan
Công nghệ thông tin đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu...
Th4
Những viên đá vô tội
Mùa chay thánh của năm thánh hy vọng đang dần trôi qua, chỉ còn một...
Th4
Bóng cha chờ con
Màu sắc của đất trời trong thời gian chay thánh dường như được lắng xuống...
Th3
Thời khắc ân sủng qua tiếng thưa xin vâng của Mẹ
“Ôi trinh nữ, Adam đang khóc lóc cầu khẩn Mẹ trả lời, Đavit cũng khẩn...
Th3
Ai rồi cũng sẽ khác
Cách đây không lâu, ca khúc “Ai rồi cũng sẽ khác” của nhạc sĩ Phúc...
Th3
Mối bận tâm của người theo Chúa
Kết thúc những ngày nghỉ Tết nguyên đán bên gia đình và những người thân...
Th2