
Hồng Thủy – Vatian News
Trong lời tựa cuốn sách được phát hành hôm 28/07 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những bài học mà các Kitô hữu đã học được từ đại dịch Covid-19.
Cuốn sách “Hiệp thông và Hy vọng” được Đức Hồng Y Walter Kasper và cha George Augustin biên tập, chứa đựng những suy tư thần học từ nhiều tác giả khác nhau về “việc làm chứng cho đức tin trong thời gian đại dịch”.
Đức Thánh Cha viết: “Giống như một cơn bão bất ngờ, cơn khủng hoảng virus corona đã khiến tất cả chúng ta ngạc nhiên, khi đột ngột thay đổi, ở cấp độ toàn cầu, cuộc sống cá nhân, công cộng, gia đình và công việc của chúng ta.” Ngài đau buồn vì nhiều người đã mất người thân, cũng như công việc và sự ổn định tài chính của họ. Ở nhiều nơi, ngay cả lễ Phục sinh cũng được cử hành một cách khác thường và vắng lặng, và mọi người không thể tìm được sự an ủi nơi các Bí tích.
Tìm gốc rễ của hạnh phúc
Theo Đức Thánh Cha, tình cảnh bi thảm này cho thấy rõ bản tính dễ tổn thương của con người, bị giới hạn bởi thời gian và sự bất ngờ. Đại dịch buộc chúng ta đặt câu hỏi về gốc rễ của hạnh phúc và tái khám phá gia sản đức tin Ki-tô giáo của chúng ta. Ngài nói: “Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đã quên hoặc đơn giản là trì hoãn tham gia một số vấn đề chính trong cuộc sống. Nó đang khiến chúng ta đánh giá những gì thực sự quan trọng và cần thiết, và những gì có tầm quan trọng thứ yếu hay chỉ là hời hợt”.
Cơ hội sống liên đới
Đức Thánh Cha suy tư rằng thời gian thử thách này cho chúng ta cơ hội để hướng cuộc sống chúng ta trở về với Thiên Chúa; nó mời gọi chúng ta dùng cuộc sống phục vụ tha nhân, ý thức những bất công và thức tỉnh trước tiếng kêu của người nghèo và trái đất bị đau bệnh.
“Truyền nhiễm” tình yêu từ trái tim này sang trái tim khác
Phục Sinh tỏ cho các tín hữu thấy rằng chúng ta không bị tê liệt bởi đại dịch. Phục Sinh mang hy vọng, tin tưởng và khuyến khích, củng cố ý thức liên đới. Mối nguy bị nhiễm virus sẽ dạy chúng ta cách “truyền nhiễm” tình yêu từ trái tim này sang trái tim khác. Cử hành Thánh Thể ban cho chúng ta sức mạnh để giải quyết những khó khăn và thử thách. Và cuối cùng, Đức Thánh Cha hy vọng cuốn sách giúp khám phá “một ý nghĩa mới của hy vọng và liên đới.” (CSR_5506_2020)
Bài viết liên quan
Sứ vụ truyền thông hôm nay dưới ánh sáng tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Thế giới hôm nay – bị chi phối bởi tốc độ cực nhanh của thông tin...
Cộng đoàn Công giáo tại Gaza ngày càng lún sâu trong sầu khổ
Giống như mọi người dân khác ở Gaza, cộng đoàn Công giáo duy nhất tại...
THƯ MỤC VỤ CỦA ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Ngày 29/6/2025, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý...
Kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque
Trong bốn ngày, từ ngày 26 đến 29/6/2025, Đền thánh Thánh Tâm Pháp tại Paray-le-Monial,...
Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu”
Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành...
ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân
Sáng thứ Hai, ngày 30 tháng 6 năm 2025, tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh...