Thông cáo của Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết thêm: “Vào cùng ngày, hành động tương tự sẽ được thực hiện tại Fatima bởi Đức Hồng y Konrad Krajewski, Chánh Sở Từ thiện của Đức Thánh Cha”, người được Đức Thánh Cha phái đến Fatima.
Trong lần hiện ra tại Fatima vào ngày 13/7/1917, Đức Mẹ đã yêu cầu thánh hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ. Đức Mẹ tuyên bố rằng nếu điều này không được thực hiện, nước Nga sẽ truyền bá “những sai lầm của nó khắp thế giới, cổ võ chiến tranh và bách hại Giáo hội.”
Đức Mẹ nói thêm rằng “người tốt sẽ phải tử đạo; Đức Thánh Cha sẽ phải đau khổ nhiều, nhiều đất nước sẽ bị tiêu diệt.”
Sau những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, nhiều hành động thánh hiến cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria đã được thực hiện.
Vào ngày 31/10/1942, Đức Piô XII đã thánh hiến toàn thế giới, và vào ngày 7/7/1952 ngài đã thánh hiến các dân tộc của Nga cho Trái tim Vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria trong Tông thư Sacro vergente anno:
“Cũng như cách đây vài năm, chúng ta đã thánh hiến toàn thế giới cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Thiên Chúa, thì bây giờ, theo cách đặc biệt nhất, chúng ta thánh hiến tất cả các dân tộc của Nga cho cùng Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội.” – Đức Giáo Hoàng Piô XII
Vào ngày 21/11/1964, thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã tái thánh hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội trước sự hiện diện của các nghị phụ của Công đồng Vatican II.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã soạn một kinh nguyện cho điều mà ngài gọi là “Hành động Tín thác” được cử hành tại đền thờ Đức Bà Cả vào ngày 7/6/1981, lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống.
Vào tháng 6/2000, Tòa Thánh đã công bố phần thứ ba của bí mật Fatima. Vào thời điểm đó, Đức tổng giám mục Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ, đã nhấn mạnh rằng nữ tu Lucia, trong một lá thư năm 1989, đã đích thân xác nhận rằng hành động thánh hiến trọng thể và phổ quát này tương ứng với những gì Đức Mẹ muốn. Chị viết: “Vâng, nó đã được thực hiện giống như Đức Mẹ đã yêu cầu, vào ngày 25/3/1984”.
Nguồn: Vatican News
Bài viết liên quan
Đức Thánh cha chào thăm Công nghị Giáo hội Công giáo Ucraina
Sáng ngày 02 tháng Bảy năm 2025, Đức Thánh cha Lêô XIV đã gặp gỡ...
Đức Hồng y Dri, vị giải tội được Đức Phanxicô xem là gương mẫu về lòng thương xót, qua đời
Đức Hồng y Luis Pascual Dri, quen được gọi là Cha Dri, một tu sĩ...
ĐTC Lêô kêu gọi hành động cho việc Chăm sóc thụ tạo
Ngày 2/7, hướng đến Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo...
Sứ vụ truyền thông hôm nay dưới ánh sáng tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Thế giới hôm nay – bị chi phối bởi tốc độ cực nhanh của thông tin...
Cộng đoàn Công giáo tại Gaza ngày càng lún sâu trong sầu khổ
Giống như mọi người dân khác ở Gaza, cộng đoàn Công giáo duy nhất tại...
THƯ MỤC VỤ CỦA ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Ngày 29/6/2025, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý...