Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Lễ hội Học thuyết Xã hội ở Verona, bắc Ý, nhắc nhở các các tham dự viên “Giáo hội là một mạng lưới được dệt nên bởi sự hiệp thông Thánh Thể, trong đó sự kết nối không dựa trên những ‘like-thích’, nhưng dựa trên sự thật, trên ‘amen’, qua đó mỗi người gắn bó với Thân Mình Chúa Kitô, chào đón người khác”.
Vatican News
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha đề cập đến chủ đề được chọn cho năm nay (“#soci@mente liberi”) gợi lại một số vấn đề rất thời sự, đặc biệt đối với văn hóa kỹ thuật số, ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người và xã hội. Biểu tượng @ (at) đi kèm với từ “xã hội”, vào thời xưa chỉ đơn vị đo lường và sau đó là giá trị tính toán, rồi đến việc dùng phổ biến trong e-mail với nghĩa là “ở tại”. Do đó, từ lịch sử đã đi đến dấu chỉ cho việc sống sự tự do trên mạng xã hội ngày nay. Điều này được biểu thị nơi biểu tượng “ở tại” (@), chỉ sự gần gũi, tiếp xúc, biểu hiện thân mật của sự tự do, được “giữ gìn” trong trái tim mỗi người.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tham dự viên rằng mạng lưới mà chúng ta mong muốn không được tạo ra để gài bẫy nhưng để giải phóng, để bảo vệ sự hiệp thông của những người tự do. Chính Giáo hội là một mạng lưới được dệt nên bởi sự hiệp thông Thánh Thể, trong đó sự kết hợp không dựa trên những “like-thích”, nhưng dựa trên sự thật, trên “amen”, qua đó mỗi người gắn bó với Thân Mình Chúa Kitô, chào đón người khác. Truyền thông đạt đến sự trọn vẹn trong việc trao ban hoàn toàn chính mình cho người khác. Mạng lưới tự do phát triển trong mối quan hệ qua lại này.
Đức Thánh Cha cho thấy trình thuật hoá bánh ra nhiều trong Tin Mừng Máccô (Mc 6, 34-44) nhấn mạnh đến cách thức Chúa Giêsu nuôi đám đông trên biển hồ Tiberia: “Đức Giêsu thấy một đám đông rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34). Phép lạ hoá bánh ra nhiều cho thấy lòng trắc ẩn của Chúa dành cho mọi người không phải với cái nhìn từ trên xuống nhưng hoà mình và chăm sóc đám đông.
“Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mc 6, 37), điều này cho thấy Chúa Giêsu không phải là một nhà lãnh đạo đơn độc. Người muốn sự cộng tác của các môn đệ. Chính các ông được mời tham gia vào sứ vụ của Chúa một cách tự do.
Đức Thánh Cha kết luận: “Trong một thế giới đầy xung đột, việc trở thành nhân chứng cho tự do là điều quan trọng. Tôi mong anh chị em có thể làm cho người khác hiểu được thẻ mạng xã hội ‘soci@mente’, ngang qua việc thúc đẩy các hành động và sáng kiến một cách thông minh vì công ích. Dấn thân vào việc giáo dục về văn hóa cho đi”.
Bài viết liên quan
Tổng trưởng Bộ Truyền thông: Giá trị lớn nhất của truyền thông là tương quan
Nói về Năm Thánh của giới Truyền thông, diễn ra từ ngày 24 đến 26/1/2025,...
Th1
Đức Thánh Cha tiếp các thành viên của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng
Sáng thứ Năm ngày 23/1/2025, gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới cầu nguyện...
Th1
Các nhà truyền thông Công giáo châu Phi hy vọng Năm Thánh giúp tái cơ cấu chiến lược truyền thông
Các nhà truyền thông Công giáo của Đông Phi đang chuẩn bị tham dự sự...
Th1
Tiếp kiến chung 22/01 – Hãy phó thác cho Thiên Chúa và đừng sợ hãi
Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 22/1/2025, suy...
Th1
Đức Thánh Cha: Con cái không bao giờ phải là “con tin” giữa cha mẹ ly thân
Trong số mới của tạp chí “Quảng trường Thánh Phêrô”, Đức Thánh Cha trả lời...
Th1
Các Giáo hội Kitô tại Thái Lan tái khẳng định dấn thân cho sự hiệp nhất Kitô hữu
Vào Chúa Nhật ngày 19/1,/2025, tại Nhà thờ Thánh Mân Côi, nhà thờ lâu đời...
Th1