Mùa Vọng đi ngược lại với học thuyết Hư Vô của văn hoá thời đại

Mùa Vọng là mùa của Hy Vọng, mời gọi chúng ta chối từ triết thuyết của chủ nghĩa Hư Vô hiện đại. Thứ chủ nghĩa vốn phủ nhận sự tồn tại của Niềm Hy Vọng nơi thế giới hiện tại cũng như trong thế giới mai hậu.

Mùa Vọng chất chứa nhiều chủ đề tâm linh. Nhưng điều tuyệt vời nhất là nó khơi gợi lên trong lòng chúng ta một Niềm Hy Vọng mãnh liệt.

Thật thế, tâm điểm của Mùa Vọng chính là sống Niềm Hy Vọng, như cách mà những người Do Thái xưa từng khao khát và trông mong Đấng Cứu Thế đến giải thoát họ. Niềm mong đợi ấy đã thành toàn khi Đức Giê-su ngự đến.

Tuy nhiên, nền văn hoá hiện đại ngày nay đã không còn ý thức về Niềm Hy Vọng nữa, mà thay vào đó, coi Hư Vô là tương lai của nhân loại.

Đức cố Giáo hoàng Bênêdictô XVI đã bàn về thực trạng này trong bài giảng của ngài dịp khởi đầu Mùa Vọng năm 2017 rằng:

Trong thư gửi cho các tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô đã nhắc nhớ mọi người rằng, trước khi đặt niềm tin nơi Đức Kitô, họ đã sống “không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa trên trần gian này” (Ep 2,12). Điều này diễn tả cách chân thực về Chủ nghĩa Ngoại giáo trong thời đại của chúng ta. Nhìn chung thì có thể so sánh nó với chủ nghĩa Hư Vô đương thời, thứ đang làm sói mòn niềm hy vọng trong trái tim của nhân loại, làm cho mọi người nghĩ rằng bên trong và xung quanh chúng ta chỉ toàn là hư vô mà thôi: không gì tồn tại trước trước khi chúng ta được sinh ra, và cũng chẳng có gì còn lại sau khi chúng ta lìa đời. Thực thế, nếu Thiên Chúa thiếu vắng thì Hy Vọng cũng không tồn tại.

Nếu không có niềm tin vào Thiên Chúa và vào sự sống đời sau, cuộc sống sẽ trở nên vô định và mọi sự chỉ là tương đối. Mọi thứ sẽ mất đi “bản chất” của nó. Điều này giống như thể chiều sâu của sự vật đang bị mai một đi, mọi thứ bị tương đối hoá và bị cướp mất khỏi niềm vui mang tính biểu tượng, và sự phóng chiếu của nó, đơn thuần chỉ hướng tới khía cạnh vật chất mà thôi.

Nhưng Mùa Vọng thì khác, nó thúc giục chúng ta cần phải biết sống Niềm Hy Vọng. Đó không chỉ là niềm mơ ước rằng Đức Giê-su sẽ đến cứu độ chúng ta, nhưng còn là sự tin tưởng cách chắc chắn rằng Ngài đã thực sự hiện diện với chúng ta rồi.

Mỗi đứa trẻ được sinh ra đã là dấu chỉ cho niềm tin vào Thiên Chúa và con người. Đó cũng là một niềm xác tín, dù chỉ là ngầm hiểu, rằng niềm hy vọng vào tương lai mở ra với Thiên Chúa vĩnh cửu sẽ được phong phú nhờ những người nam và người nữ. Thiên Chúa đã đáp lại niềm mong đợi của con người, đồng hoá mình giống như một sinh linh bé nhỏ.

Khi chúng ta sống Mùa Vọng cách tròn đầy, chúng ta sẽ duy trì được Niềm Hy Vọng của mình nơi Thiên Chúa, tin tưởng rằng mọi sự sẽ tiếp diễn sau khi chết đi. Đó là một hiện thực được đổ tràn bằng tình yêu của Thiên Chúa.

Nguồn: Aleteia | Philip Kosloski . Translated by Andy

Bài viết liên quan

Các công tố viên của Ý điều tra việc bán trái phép các thánh tích của Chân phước Carlo Acutis

Sau khi Đức Giám mục của giáo phận Assisi đệ đơn khiếu nại, các công...

Người Thợ Mộc Thầm Lặng

Thánh Giuse - người thợ mộc thành Nazareth không phải là một nhân vật ồn...

Về thôi….

Mùa chay, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa “trong...

GẶP GỠ ĐỨC MARIA

Một cuộc gặp gỡ đã quyết định hẳn định mệnh của Thánh Cả Giuse. Ánh...

Mùa chay – 40 ngày “lượm chay” trong hy vọng

Mùa chay, Giáo hội khuyến khích chúng ta làm những hành động cụ thể, với...

Thân vị Thánh Cả Giuse

Việc tôn sùng Thánh Cả Giuse không phải lúc nào cũng đã tôn vinh Thánh...