Chúa Giêsu đúng là người thầy vĩ đại nhất đã từng sống. Sự tài giỏi của Người vượt xa Socrates, Plato, Khổng Tử hay Einstein. Tuy nhiên, bất chấp những lời phán truyền đầy sâu sắc không thể phủ nhận, Ngài đã giảng dạy với sự đơn sơ đến lạ lùng. Phần lớn sự giảng dạy của Người dưới những câu chuyện ngụ ngôn – những câu chuyện đơn giản, ai cũng có thể hiểu được. Chúa đã làm cho lời phán truyền về sự cứu rỗi tới được với tất cả mọi người, cả những người có học thức hay không được đi học.
Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cái nhìn của tôi về một người nào đó khi tôi biết họ đã học tại một trường đại học danh tiếng? Nó nên có ảnh hưởng như thế nào?
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, giáo dục và sự tinh tế là những thứ được đánh giá cao. Chúng ta giả định rằng một người càng sở hữu nhiều bằng cấp và có chức danh thì người đó càng giỏi, và người đó càng nắm bắt được ý nghĩa thực sự của cuộc sống tốt hơn. Thành tích học tập chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng của chúng ta về con người.
Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta nên tự hỏi liệu cách đánh giá con người này có phù hợp với những gì Chúa Giêsu đã làm và dạy hay không. Chúa Giêsu ấn tượng như thế nào về “sự khôn ngoan” của thế giới này?
Có vẻ như không nhiều. Trên thực tế, ý tưởng về sự vĩ đại của Chúa lại mang hành động hoàn toàn khác. Chúa nhớ lại cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa mười hai tông đồ về việc ai trong số họ là người quan trọng nhất. Giacôbê và Gioan, các con trai của ông Zê-bê-đê, đã đến gần Chúa Giêsu để cố gắng giành những chiếc ghế quan trọng trong Vương quốc tương lai của Ngài, và điều này rõ ràng làm các tông đồ khác khó chịu.
Do đó, một lần khi đang ở trong nhà, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ những gì họ đã thảo luận trên đường đi. Họ im lặng, bởi vì họ xấu hổ khi nói với Chúa rằng họ đã tranh cãi xem vị trí nào quan trọng nhất. Vì vậy, Chúa Giêsu đã nói với họ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35).
Sau đó, Người dắt một đứa trẻ nhỏ, đặt giữa các ông và ôm nó vào lòng, Người nói với họ: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” (Mc 9,37).
Tại sao chúng ta lại khó “lựa chọn vị trí cuối cùng” và phục vụ anh chị em mà không mong sự đền đáp?
Điều thú vị là Chúa Giêsu dường như không bận tâm rằng các tông đồ có tham vọng. Chúa không trách móc họ vì ham muốn sự vĩ đại hay muốn trở thành tất cả những gì họ có thể. Thay vào đó, Người mời họ đặt tầm nhìn cao hơn nữa, đến nơi mà sự vĩ đại thực sự nằm ở đó. Nhưng nghịch lý là để được thứ tự cao hơn, họ cần phải thấp hơn.
Hình mẫu cho sự vĩ đại của Chúa Giêsu không phải là Bill Gates, Miguel Cabrera, hay Vua Herod hay Julius Caesar. Nó gần như không thể xảy ra: là một đứa trẻ nhỏ, không có địa vị và thành tích gì. Chúa nói với chúng ta rằng nếu chúng ta thực sự muốn trở thành một cái gì đó, chúng ta cần phải chọn vị trí cuối cùng và trở thành tôi tớ của anh chị em mình.
Một lần nữa, Chúa Giêsu không chỉ rao giảng, Ngài còn thực hiện. Chúa đơn giản đến mức có thể không chức danh đặc biệt, không bằng cấp, không cấp bậc. Người chỉ là thầy giáo đến từ một thị trấn nhỏ, bận rộn với việc giải thoát nhân loại. Chúa không băn khoăn giữa giàu và nghèo, đàn ông và phụ nữ, người lớn và trẻ em, chính trị gia hay ngư dân. Chúa không yêu cầu một cuộc hẹn để nói chuyện với Ngài hoặc những lời giới thiệu đặc biệt. Mọi người tiến đến và xin ân huệ của Ngài mà không sợ bị từ chối. Chúa truyền cảm hứng cho sự tự tin và gần gũi, bởi vì trái tim Ngài rất đơn sơ. Không phải Chúa Giêsu để tâm đến những danh hiệu quan trọng hay thành tích trên thế gian — chỉ là những điều này dường như không gây chú ý với ngài.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào khi bước đến gặp Chúa Giêsu trên đường phố Ga-li-lê và xin ngài cho lời khuyên.
Chính Chúa Giêsu nói Con Người không đến thế gian để được phục vụ, nhưng để phục vụ (x. Mt 20:28). Đây là những gì chúng ta thấy trong cuộc sống hàng ngày của Người. Con người không làm đầy tớ cho Ngài hay đưa Ngài đến các nhà hàng sang trọng hoặc lôi cuốn Ngài vào các buổi tọa đàm, diễn thuyết. Không có triều đình hoàng gia nào hay cảnh vệ đặc vụ để bảo vệ Chúa. Chúa không tạo cửa hàng trên tầng 49 tại văn phòng ở Jerusalem để chờ đợi những vị khách yêu mến; Chúa ra ngoài để gặp gỡ mọi người, lắng nghe, chữa bệnh và để phục vụ. Đó là sự đơn sơ dấu hiệu trong cuộc sống và trái tim của Chúa.
Than ôi, chúng ta thường không như vậy. Chúng ta có cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng và đi chơi với họ. Chúng ta thích những câu chuyện về việc gặp gỡ tổng thống, hoặc tình cờ gặp các ngôi sao điện ảnh trong sân bay. Chúng ta vẫn liên kết sự vĩ đại với sự nổi tiếng trên thế giới, hoặc người nổi tiếng, sức mạnh thể thao, hoặc những thành tích ấn tượng.
Tôi đang khao khát sự cao quý nào?
Hiếm khi chúng ta tự nhiên nhìn một đứa trẻ nhỏ và nghĩ: “A! Tôi đang ở trong sự hiện diện của sự vĩ đại thực sự! ” Tất nhiên, không có gì sai với sự nổi tiếng hoặc thành tích của con người. Tuy nhiên, giống như các Tông đồ, chúng ta cần biết rằng có một hình thức cao quý hơn đáng để quý trọng và khao khát.
Lạy Chúa, con đang sống trong một thế giới đặt ra những giá trị kỳ lạ. Những thứ vô giá trị trong mắt Ngài thì lại được đánh giá rất cao, và những thứ mà Ngài ca tụng lại bị chế giễu, phỉ báng. Thật không may, con bị cuốn vào giữa hai thế giới này, vì vậy trong khi con muốn trở thành “Kitô hữu” theo cách nhìn của mình, con dễ dàng bị cuốn theo những thứ thuộc về thế gian. Thánh Phaolô nói rằng thế giới mà chúng ta biết đang“qua đi” (1 Cr 7:31), nhưng đó là thế giới duy nhất mà con biết. Chúa kêu gọi con sống trong thế giới này mà không phải là của thế giới. Chúa muốn con tạo giọng điệu cho những thứ xung quanh con, thay vì nói lên giọng điệu của mình.
Cảm ơn Chúa vì ví dụ cảm động của Ngài về sự đơn sơ. Chúa đi giữa mọi người — nguời vĩ đại và người bé nhỏ— mà không bị lạc hướng. Người yêu từng người, mà không bận tâm vào việc họ là ai hay họ đã đạt được những gì. Làm thế nào thế giới của chúng ta có thể đưa sự đơn sơ của Chúa với cách thức tốt! Làm thế nào con có thể!
Để có được một trái tim đơn sơ, con sẽ cần ít quan tâm đến sự đánh giá của thế gian hơn. Con cần tập trung vào những gì quan trọng và tuyệt vời trong mắt Chúa. Con biết rằng có rất nhiều điều vĩ đại xung quanh con— những con người giản dị sống cuộc sống cao đẹp, ẩn chứa sự trung thực hàng ngày và lòng lương thiện. Xin cho con đôi mắt để nhận ra chúng, và một trái tim để hiểu rõ giá trị của chúng.
Chúa ơi, trái tim đơn sơ, xin hãy làm cho trái tim con giống như của Ngài hơn!
A Heart Like His: Meditations on the Sacred Heart of Jesus Tác giả: Thomas D. Williams