Hồng Thủy – Vatican News
Chân phước Carlo Acutis, qua đời năm 2006 khi mới 15 tuổi vì bệnh bạch cầu cấp tính, đã trở thành nhân chứng đáng ngạc nhiên cho đức tin trong thế kỷ 21. Niềm say mê của ngài đối với Thánh Thể, sự gần gũi đối với những người thiếu thốn và khả năng sử dụng công nghệ mới để truyền giáo đã mang lại cho ngài biệt danh “tông đồ mạng của Thánh Thể”.
Sự thánh thiện không phải là điều của quá khứ hay của những người phi thường
Đức Cha Sorrentino cho biết: “Thánh tích này thường được trưng bày để các tín hữu tôn kính tại nhà thờ chính tòa Assisi, nhưng sẽ được đưa đến Roma nhân Thánh lễ tuyên thánh”. Ngài lưu ý rằng việc tôn kính thánh tích là một tập tục lâu đời trong Giáo hội Công giáo: “Nhiều thánh tích được đặt tại các bàn thờ, như thể muốn nói rằng thân thể các thánh là bàn thờ đẹp nhất để cử hành Thánh Thể. Các tín hữu mong muốn được nhìn thấy thánh tích để có kinh nghiệm hữu hình hơn về sự gần gũi của các thánh”.
Theo nghĩa này, trái tim của Chân phước Acutis là lời nhắc nhở rõ ràng rằng sự thánh thiện không phải là điều của quá khứ hay của những người phi thường, mà là điều mà mọi người, ngay cả những người trẻ tuổi, đều có thể đạt được.
Thánh tích là một cách thế dẫn chúng ta đến với thánh nhân và với Chúa Giêsu
Tuy nhiên, Đức Cha Sorrentino cũng cảnh báo về việc cần hiểu đúng về thánh tích để không liên tưởng chúng với mê tín dị đoan. Ngài nói: “Đôi khi, thật không may là những người ít hiểu biết lại có xu hướng sùng bái ma thuật. Đây là điều chúng ta phải sửa đổi”. Vì vậy, ngài khẳng định rằng thánh tích, trên hết, là một cách thế dẫn chúng ta “đến với thánh nhân, và thậm chí xa hơn nữa, đến với Chúa Giêsu. Điều quan trọng là việc tiếp xúc với các vị thánh sẽ dẫn dắt mọi người đến ước muốn nên thánh”.
Đối với Đức Giám mục của Assisi, việc tiếp xúc với thánh tích của Chân phước Carlo Acutis sẽ khơi dậy nơi những người trẻ mong muốn sống đức tin một cách triệt để và yêu mến Bí tích Thánh Thể như Chân phước đã sống.
Cần phải hiểu đầy đủ về Chân phước Carlo Acutis
Về vấn đề này, Đức Cha nhấn mạnh rằng cảm xúc chúng ta có về việc tuyên thánh cho Chân phước phải đi kèm với sự hiểu biết sâu sắc và cẩn thận hơn về ý nghĩa của sự thánh thiện. Do đó, cần phải xây dựng “một nền giáo lý đầy đủ” xung quanh nhân vật Carlo Acutis “để có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của ngài”. Đức Cha kết luận rằng nếu việc tuyên thánh cho Chân phước không chỉ tạo nên nơi chúng ta một tác động cảm xúc nào đó mà còn giúp hiểu rõ hơn về đức tin Kitô giáo, thì chúng ta có thể thực sự hạnh phúc. (ACI Prensa 07/04/2025)
Bài viết liên quan
THƯ MỤC VỤ CỦA ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Ngày 29/6/2025, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý...
Kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque
Trong bốn ngày, từ ngày 26 đến 29/6/2025, Đền thánh Thánh Tâm Pháp tại Paray-le-Monial,...
Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu”
Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành...
ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân
Sáng thứ Hai, ngày 30 tháng 6 năm 2025, tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh...
Chấm dứt tranh luận về phụng vụ trong Giáo hội Syro Malabar
Cuộc tranh luận lâu dài trong Giáo hội Công giáo Syro Malabar, bên Ấn Độ...
Kinh Truyền Tin 29/6: Phêrô và Phaolô – sứ vụ hiệp nhất và hiệp thông
Trưa Chúa Nhật ngày 29/6, sau khi dâng lễ trọng kính hai thánh tông đồ...