
Hồng Thủy – Vatican News
Các vị tử đạo – được xác định là Phao-lô Yun Ji-chung, Gia-cô-bê Kwon Sang-yeon và Phanxicô Yun Ji-heon – thuộc số hàng ngàn người Công giáo đầu tiên bị tra tấn và hành quyết trong 500 năm cai trị của triều đại Choson.
Theo thư của Đức cha Gioan Kim Son-tae của Jeonju, hài cốt của các vị đã được phát hiện bên ngoài Jeonju, Hàn Quốc, trong quá trình tu bổ một địa điểm lịch sử của Công giáo ở quận Wanju. Ngài nói: “Khám phá này thực sự là một sự kiện đáng chú ý và quan trọng. Đó là bởi vì Giáo hội của chúng tôi, đã phát triển trên cơ sở máu của các vị tử đạo, cuối cùng đã tìm thấy hài cốt của những người giữ vị trí đầu tiên trong lịch sử tử đạo của chúng tôi”.
Chân phước Phao-lô Yun
Chân phước Phao-lô Yun là một học giả xuất thân từ một gia đình quý tộc, được rửa tội vào năm 1787, khoảng 28 tuổi, sau khi đã học giáo lý Công giáo trong ba năm. Ngài đã truyền giáo và cải đạo nhiều thành viên trong gia đình mình, bao gồm cả mẹ của ngài. Điều này khiến tòa án hoàng gia tức giận và đã ra lệnh bắt giữ ngài cùng với chân phước Gia-cô-bê Kwon.
Chân phước Gia-cô-bê Kwon
Chân phước Gia-cô-bê Kwon xuất thân trong một gia đình khoa bảng danh tiếng ở Hàn Quốc. Sau khi nghe Tin Mừng, ngài bỏ tất cả các nghiên cứu khác để tập trung vào giáo huấn Công giáo. Ngài trở thành người Công giáo năm 36 tuổi. Ngài bị bắt và thẩm vấn cùng với chân phước Phao-lô Yun vào năm 1791. Cả hai đều từ chối từ bỏ đức tin của mình hoặc từ bỏ danh nghĩa của những người Công giáo khác. Các ngài bị chặt đầu vào ngày 8/12/1791 khi Phao-lô Yun 32 tuổi và Gia-cô-bê Kwon 40 tuổi.
Chân phước Phan-xi-cô Yun
Phan-xi-cô Yun Ji-heon là em trai của Phao-lô Yun. Sau khi anh trai tử đạo, Phan-xi-cô Yun buộc phải rời quê nhà, nhưng vẫn tiếp tục chép lại các cuốn sách tôn giáo và dẫn dắt nhiều người đến khám phá đức tin Công giáo. Ngài bị bắt vào năm 1801 ở tuổi 37 và bị tra tấn và thẩm vấn tại văn phòng thống đốc Jeonju. Ngài nói: “Tôi không thể từ bỏ giáo huấn của Giáo hội mà tôi đã vô cùng yêu thích, đến mức nó đã thấm sâu vào xương tủy và trở thành một phần thân thể của tôi. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nói rằng tôi sẽ chết vì nó 10.000 lần … Tôi không sợ luật pháp quốc gia bởi vì tôi tin chắc vào giáo lý của thiên đường và địa ngục”. Ngài chịu tử đạo, chịu phân thây, tại Jeonju ngày 24/10/1801. Vợ con ngài bị đi lưu đày.
3 vị tử đạo đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong chân phước cùng với 121 vị tử đạo Đại Hàn khác vào tháng 8/2014.
Đức cha Kim cho biết trong thông báo của mình rằng một tiến trình được thực hiện theo giáo luật để kiểm tra bằng chứng đã kết thúc vào ngày 18/8/2021 với tuyên bố rằng di tích của ba vị chân phước là xác thực. (CNA 01/09/2021)
Bài viết liên quan
THƯ MỤC VỤ CỦA ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Ngày 29/6/2025, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý...
Kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque
Trong bốn ngày, từ ngày 26 đến 29/6/2025, Đền thánh Thánh Tâm Pháp tại Paray-le-Monial,...
Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu”
Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành...
ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân
Sáng thứ Hai, ngày 30 tháng 6 năm 2025, tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh...
Chấm dứt tranh luận về phụng vụ trong Giáo hội Syro Malabar
Cuộc tranh luận lâu dài trong Giáo hội Công giáo Syro Malabar, bên Ấn Độ...
Kinh Truyền Tin 29/6: Phêrô và Phaolô – sứ vụ hiệp nhất và hiệp thông
Trưa Chúa Nhật ngày 29/6, sau khi dâng lễ trọng kính hai thánh tông đồ...