
Ngọc Yến – Vatican News
Buổi tiếp kiến nằm trong chương trình gặp gỡ do Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống tổ chức, với chủ đề: Trách nhiệm quản trị trong các tổ chức giáo dân: một sự phục vụ Giáo hội.
Trong bài nói chuyện, sau khi cám ơn các thành viên là những giáo dân đã dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng, đặc biệt trong thời gian đại dịch, Đức Thánh Cha mời gọi các hiệp hội tín hữu, các phong trào Giáo hội quốc tế và các cộng đoàn khác, cố gắng sống các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần, qua các vị sáng lập, ban cho các thành viên vì lợi ích của Giáo hội và mọi người.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị điều hành các hiệp hội ý thức rằng, họ đại diện cho một lực lượng loan báo Tin Mừng, một sự hiện diện ngôn sứ mang lại cho mọi người niềm hy vọng.
Nhắc đến Sắc lệnh Các hiệp hội quốc tế của các tín hữu được ban hành ngày 11/6 vừa qua, quy định về thời gian và số nhiệm kỳ của các chức vụ quản trị trong các hiệp hội giáo dân quốc tế, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các vị lãnh đạo cần tập trung vào một chủ đề quan trọng không chỉ riêng cho cá nhân hiệp hội nhưng cho toàn thể Giáo hội. Điều này để tránh gây ra việc lạm quyền trong khi điều hành tổ chức. Những ai đứng đầu các hiệp hội phải ý thức rằng việc quản trị có mục đích duy nhất là để phục vụ.
Đức Thánh Cha nói rằng, theo kinh nghiệm thực tế, việc luân chuyển các chức vụ trong việc quản trị là điều mang lại ích lợi và cần thiết. Điều này cũng đúng, trong bối cảnh đời sống thánh hiến. Nếu không có việc chuẩn bị cho tương lai những người điều hành thì việc lạm quyền sẽ len lỏi vào các hiệp hội và các hội dòng.
Đức Thánh Cha còn nói đến một trở ngại khác đối với việc phục vụ trong Giáo hội, đó là sự bất trung. Ngài nói: “Chúng ta trở nên bất trung khi chúng ta phục vụ Chúa nhưng đồng thời phục vụ những việc khác không phải của Chúa, đó là phục vụ cái tôi của mình, và chúng ta cúi đầu chịu khuất phục trước mong muốn xuất hiện, được công nhận, được đề cao… Không được quên rằng sự phục vụ đích thực là nhưng không và vô điều kiện, không tính toán không đòi hỏi”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng, chúng ta rơi vào cái bẫy của sự bất trung khi chúng ta làm cho mọi người biết rằng chỉ mình chúng ta có thể giải thích các đặc sủng, là những người thừa kế duy nhất của hiệp hội. Đức Thánh Cha khẳng định: “Không ai là chủ các hồng ân đã lãnh nhận vì lợi ích của Giáo hội, không ai được bóp nghẹt ân sủng. Trái lại, theo vị trí được Chúa đặt để, mỗi người được mời gọi làm cho ân ban được lớn lên và sinh hoa trái, trong niềm xác tín rằng chính Chúa là Đấng làm nên mọi sự”. (CSR_6260_2021)
Bài viết liên quan
NHỮNG TỪ KHÓA TRONG LỜI CHÀO ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
Vào lúc 18:07 giờ Roma (tức 23:07 giờ Việt Nam) ngày 08 tháng 5 năm...
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THÔNG BÁO VỀ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
Kể từ hôm nay, Hội Thánh hoàn vũ lại tiếp tục vang lên lời nguyện...
LEO XIV: “BÌNH AN CHO ANH EM!” – Khát vọng một Giáo hội truyền giáo
Giữa lòng quảng trường Thánh Phêrô rộng mênh mông, nơi những viên đá cổ kính...
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Trước khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi, cho Roma và toàn thế...
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Đức Tân Giáo Hoàng Robert Francis Prevost, vị giáo hoàng thứ 267 trong lịch sử...
Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên
Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để...