Mừng kính thánh Giuse- Bạn trăm năm Đức Maria (19/03): Thinh lặng lắng nghe tiếng Chúa

Chúng ta đã nghe trong kinh cầu thánh Giuse, và các giáo huấn nói về những nhân đức nổi bật của ngài như: Giuse – đấng công chính; khôn ngoan; vâng lời; khiêm nhường; kiên nhẫn và là đấng hay làm nhiều phép lạ nên nhiều cá nhân, nhiều gia đình, giáo họ, giáo xứ và nhiều hội dòng thánh hiến đã nhận Ngài là Đấng bảo trợ. Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta chỉ suy niệm về một nhân đức mà các sách ít đề cập đến. Đó là sự Thinh Lặng của thánh nhân.

Quả vậy, không biết vô tình hay hữu ý mà các tác giả sách Tin mừng không tường thuật lại một lời nói trực tiếp nào từ môi miệng của thánh Giuse. Điều đó không có nghĩa là thánh nhân lầm lì, không chịu nói hay hèn nhát không dám nói. Trái lại, ta phải nhìn vào đời sống và cách hành xử của Ngài để hỏi vì đâu Ngài có được sự Thinh Lặng qúy giá đó? Phải chăng là nhờ một đời sống chiệm niệm qua việc lắng nghe Lời Chúa và hành động theo Lời đó? Khi chứng kiến Maria – hôn thê của mình có thai trước khi về chúng sống, thánh nhân chỉ thinh lặng và định tâm lìa bỏ cách kín đáo (x. Mt 1,19). Rồi trong giấc mơ, khi được tiên báo về bào thai mà Maria đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần, thánh nhân đã lắng nghe và thực thi trong thinh lặng: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Cũng trong thinh lặng, Ngài đã lắng nghe lời báo mộng mà đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sáng đất Ai cập (x. Mt 2, 13).

Những điều đó có nghĩa rằng cả cuộc đời của thánh nhân luôn lắng nghe, đón nhận ý muốn Thiên Chúa và dành chỗ cho Ngài trong tâm hồn mình.

Với sự thinh lặng của mình, thánh Giuse xác nhận điều mà thánh Augustinô viết: “Theo thước đo mà Ngôi Lời – Ngôi Lời làm người – lớn lên trong chúng ta thì lời nói giảm đi”. Nghĩa là đời sống thiêng liêng tăng lên, thì lời nói bớt đi. Chính thánh Gioan Tẩy Giả đã nói về Ngôi Lời: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,30). Điều này có nghĩa là hãy để cho Người nói còn tôi nên im lặng.

Kính thưa cộng đoàn,

Chúng ta đang sống trong một thế giới quá ô nhiễm. Một thứ ô nhiễm mới từ thôn quê đến phố thị, cũng như nơi nội tâm con người, đó là ô nhiễm tiếng ồn. Dường như sự im lặng làm con người sợ hãi, bởi vì nó đòi chúng ta nhìn sâu hơn vào bản thân và đối diện với phần thật nhất của tâm hồn mình. Rất nhiều người sợ sự im lặng nên họ phải nói, nói cả lúc không có gì để nói nhằm át đi tiếng nói nội tâm. Hoặc khi không nói thì họ sẽ lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn bằng những tạp âm của phim ảnh, ca nhạc, v.v. Cũng đôi khi, thay vì lời nói chân thành đem lại bình an, thì lời nói trở thành lời xu nịnh, khoác lác, dối trá, đâm sau lưng và vu khống. Đó là một sự thật, như Sách Huấn Ca đã nhắc nhở: “cái lưỡi giết hại nhiều hơn gươm giáo” (28,18). Đáng nguy hiểm hơn nữa, khi không thể thinh lặng, chúng ta cũng không thể lắng nghe, không thể thiếu hiểu và cảm thông với nhau. Dẫn đến việc thiếu tính “hiệp hành” trong gia đình, cộng đoàn và giáo xứ.

Lạy thánh Giuse, con người thinh lặng, xin dạy chúng con biết thinh lặng lắng nghe tiếng nội tâm; thinh lặng để thấu hiểu, cảm thông với tha nhân; và thinh lặng, bớt đi những điều không đáng nói để nói với Chúa trong cõi sâu tâm hồn mình. Amen. 

Bài viết: Jos. Tuấn Vũ, CSC.

 

Bài viết liên quan

Thứ Tư Tuần IV Mùa Thường Niên – THÁNH AGATA, trinh nữ, tử đạo

Đọc bài Tin Mừng hôm nay, có khi nào chúng ta đặt câu hỏi: Tại...

Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thờ: Gia Đình Nơi Nuôi Dưỡng Ơn Gọi Thánh Hiến

Gia Đình Nơi Nuôi Dưỡng Ơn Gọi Thánh Hiến Tuấn Vũ, CSC Ml 3,1-4; Hr...

LỄ MỒNG 3 TẾT: Công việc – Ân huệ và trách nhiệm

Ngày mồng 3 Tết, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho công ăn việc...

LỄ MỒNG HAI TẾT: Hiếu Kính Tổ Tiên – Dấu Chỉ Của Tình Yêu và Đức Tin

Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết, Giáo Hội Việt Nam mời gọi chúng ta hướng...

LỄ TÂN NIÊN: Năm Mới sống hy vọng

Năm mới luôn là dịp để mỗi người chúng ta nhìn lại những gì đã...

LỄ GIAO THỪA – XUÂN ẤT TỴ 2025: “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng”

Đêm giao thừa luôn là một thời khắc thiêng liêng và ý nghĩa, khi chúng...