Công bố Chỉ nam mới về Huấn giáo

Mối liên hệ chặt chẽ giữa truyền giáo và huấn giáo, sự kết hợp giữa lời loan báo đầu tiên và sự trưởng thành của đức tin, dưới ánh sáng của nền văn hóa gặp gỡ, là nét đặc thù của Chỉ nam mới về Huấn giáo do Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng soạn thảo . Tài liệu cũng đề cập đến các đề tài mới như: đạo đức sinh học, giới tính và giống, chăm sóc công trình sáng tạo và án tử hình.
 

Hồng Thủy – Vatican News

Chỉ nam mới về Huấn giáo này được công bố trong cuộc họp báo vào lúc 11:30 sáng thứ Năm 25/06/2020, tại Hội trường Gioan Phaolô II của Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Chủ tọa cuộc họp báo là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng; cùng với Đức cha Octavio Ruiz Arenas, người Colombia, Tổng thư ký của Hội đồng; và Đức cha Franz-Peter Tebartz-van Elst, người Đức, đặc ủy về vấn đề huấn giáo thuộc hội đồng này.

 Thúc đẩy mạnh mẽ việc tái truyền giảng Tin Mừng và huấn giáo

Kế thừa hai tài liệu đã có trước đây: “Chỉ nam Huấn giáo tổng quát” được ban hành năm 1971 và “Chỉ nam tổng quát về Huấn giáo” được ban hành năm 1997, Chỉ nam mới về Huấn giáo được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn ngày 23/03 năm nay thúc đẩy mạnh mẽ việc tái truyền giảng Tin Mừng và huấn giáo.

Tài liệu dài hơn 300 trang, chia thành 3 phần với 12 chương, nhắc rằng mỗi người được rửa tội là môn đệ truyền giáo và kêu gọi sự dấn thân và trách nhiệm để tìm ra những ngôn ngữ mới để thông truyền đức tin.

Phần thứ nhất, có tựa đề “Huấn giáo trong sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo hội”, nhấn mạnh đến việc đào tạo các giáo lý viên: “là giáo lý viên trước khi làm giáo lý viên.” Phần thứ hai, “Tiến trình huấn giáo”, nêu bật tầm quan trọng của gia đình như chủ thể tích cực của việc loan báo Tin Mừng và là nơi chốn tự nhiên sống đức tin. Phần thứ ba, “Huấn giáo trong các Giáo hội cụ thể”, nói về vai trò của các giáo xứ, được định nghĩa như “gương mẫu của cộng đoàn tông đồ”.

Ba nguyên tắc cơ bản trong hoạt động huấn giáo: chứng tá, lòng thương xót và đối thoại

Ba nguyên tắc cơ bản trong hoạt động huấn giáo của chúng ta là: chứng tá, bởi vì “Giáo hội không phát triển bằng chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự hấp dẫn”; tiếp đến là lòng thương xót, huấn giáo đích thực làm cho việc loan báo đức tin trở nên đáng tin; và cuối cùng là đối thoại, sự đối thoại tự do và nhưng không, không bắt buộc nhưng được bắt đầu từ tình yêu và góp phần vào hòa bình. Theo cách này huấn giáo giúp các Kitô hữu đưa ra ý nghĩa đầy đủ cho sự hiện diện của họ.

Các đề tài mới

Trong số các vấn đề mới được đề cập trong Chỉ nam năm 2020 là đạo đức sinh học, giới tính và giống, chăm sóc công trình sáng tạo và án tử hình. (CSR_4816_2020)

Bài viết liên quan

THƯ MỤC VỤ CỦA ỦY BAN CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Ngày 29/6/2025, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý...

Kỷ niệm 350 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque

Trong bốn ngày, từ ngày 26 đến 29/6/2025, Đền thánh Thánh Tâm Pháp tại Paray-le-Monial,...

Đức Thánh Cha gởi sứ điệp đến hội nghị FAO: “Đã đến lúc hành động, không chỉ là khẩu hiệu”

Nhân dịp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm 80 năm thành...

ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân

Sáng thứ Hai, ngày 30 tháng 6 năm 2025, tại Dinh Tông Tòa, Đức Thánh...

Chấm dứt tranh luận về phụng vụ trong Giáo hội Syro Malabar

Cuộc tranh luận lâu dài trong Giáo hội Công giáo Syro Malabar, bên Ấn Độ...

Kinh Truyền Tin 29/6: Phêrô và Phaolô – sứ vụ hiệp nhất và hiệp thông

Trưa Chúa Nhật ngày 29/6, sau khi dâng lễ trọng kính hai thánh tông đồ...