ĐỨC CHA ALLYS (LÝ) – PHẢN ẢNH DUNG MẠO CHÚA KITÔ
Hôm nay, chúng ta dâng thánh lễ giỗ lần thứ 84 của Đức Cha Tổ Phụ Eugène Marie Joseph Allys. Lễ giỗ là dịp đặc biệt để chúng con trở về cội nguồn. Là dịp để chúng con quây quần bên cha và bên nhau, trước hết để dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ; thứ đến là tỏ lòng biết ơn của chúng con đối với Đức Cha.
Khi đọc lại những trang sử về Đức Cha, mỗi người chúng ta sẽ có cách nhìn, có cảm xúc, cảm nghĩ về Đức Cha là khác nhau.
Hôm nay xin được chia sẻ với cộng đoàn về Đức Cha Tổ Phụ với chủ đề: ĐỨC CHA TỔ PHỤ – PHẢN ẢNH DUNG MẠO CHÚA KITÔ. Dung mạo ấy được thể hiện trong ba điểm chính: 1. Nhà truyền giáo không biết mệt mỏi; 2. Người của mọi người; 3. Bạn của người trẻ.
1. TRUYỀN GIÁO KHÔNG BIẾT MỎI MỆT
Đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin mừng”(Mc 16, 15) và được thúc bách bởi “Tình yêu đức Kitô” (2Cr 5, 14), chàng Allys đã xin nhập Chủng viện Thừa Sai Paris rất sớm.
Chính thao thức truyền giáo này, mà ngay sau khi lãnh thánh chức Linh mục, cha Allys đã tình nguyện rời quê hương lên đường truyền giáo ở Việt Nam khi mới 23 tuổi đời. Suốt 61 năm miệt mài trên cánh đồng truyền giáo tại Miền trung, đất Việt, mà không một lần hồi hương. Thật đúng với câu ca “Ra đi không hẹn ngày về; Hết mình với Huế không hề tiếc thân”.
Điều này cho chúng ta thấy một khát vọng truyền giáo không mệt mỏi của Ngài. Kết quả là, sau 23 năm coi sóc giáo phận Huế, ngài đã chinh phục về cho Chúa 37.000 tân tòng.
Tinh thần truyền giáo ấy đã được Đức Piô IX ca ngợi nhân dịp mừng Ngọc Khánh Linh mục của ngài (1935), như sau: “Như Đức Thầy đã tường biết, mắt ta hằng trông xem, lòng trí ta vẫn thiết yếu yêu thương kẻ đã lìa bỏ quê hương, khinh chê cuộc sống an nhàn đi phương xa lạ, gieo vãi Lời Chúa trót một đời. Mừng cho Đức Thầy hết lòng vì đã gánh vác biết bao nhiêu công khó nặng nhọc hầu làm sáng danh Chúa và giúp phần rỗi linh hồn. Khi thì đi đàng hiểm hóc để truyền bá Nước Đức Chúa Giêsu, khi thì dùng lời giảng dạy..…” Ngoài những lời ca ngợi và chúc mừng, Đức Piô IX còn ban tặng tước hiệu “Phụ Tá Ngai Tòa Thánh” như để ghi nhận tinh thần đó.
2. NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI
Điều thứ hai, đó là người của mọi người. Điều này được gói trọn trong câu châm ngôn: “Diligo omnes” nghĩa là: Tôi yêu mến mọi người.
Với lối sống rất giản dị, Đức Cha tiếp xúc dễ dàng với mọi hạng người. Đối với ngài, dường như không có một khác biệt nào với tín hữu bổn đạo, cũng như với người lương dân. Vì vậy, ngài đã nhận được nhiều sự cảm mến. Họ đã gọi Đức Cha bằng những tên thân thương: Đức Cha Già; Ông Tiên bên đạo hay vị Giám Mục mỉm cười…
Với quan quyền, ngài ôn tồn đối với các chính quyền Pháp –Việt, sẵn sàng cộng tác khi cần thiết. Chính vì thế mà Đức Cha đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý từ các chính quyền Việt – Pháp như: ‘Bắc Đẩu Bội Tinh’; “Bội Tinh Kim Khánh”;Đại Quan”của Triều Đình Việt Nam…
Tất cả những điều nêu trên càng chứng minh cho chúng ta thấy rằng ngài thực sự là người của mọi người.
3. BẠN CỦA NGƯỜI TRẺ
Thứ ba, đó là bạn của người trẻ. Nhạy bén với tiếng nói của Chúa Thánh Thần, tỉnh thức để đọc ra ý Chúa trong mọi biến cố, qua các dấu chỉ thời đại. Nhất là khi đến truyền giáo tại Việt Nam, cha Allys đã được Đức Cha Giuse Bình đặt coi sóc các trẻ mồ côi ở viện Dục Anh, Kim Long. Ở nơi đây, cha Allys đã sống và quây quần, làm bạn với những trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Lúc này, ngài bị đánh động bởi lời của Đức Kitô: “Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta, …vì Nước Trời là của những người giống như chúng”(Mt 19,14). Ngài nhìn thấy nhiều trẻ em nghèo không có cơ hội đến với trường lớp, nhất là không biết đức tin. Tất cả thôi thúc Cha Giuse Lý nuôi những ưu tư về người trẻ. Người trẻ cần được giáo dục về đức tin và thăng tiến về văn hoá.
Nỗi ưu tư ấy, Đức Cha đã thực hiện, khi ngài là vị chủ chăn của Giáo phận. Ngài đã hành động tất cả vì người trẻ. Cụ thể, ngài đã mời nhiều dòng nam, nữ về cộng tác với mình: Dòng Carmel, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Lasan…. Và để có được hiệu quả hơn, Đức Cha đã thành lập 2 Dòng: Chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Tâm Huế chúng ta, để chuyên lo cho người trẻ: dạy văn hóa và giáo dục đức tin cho chúng.
Kính thưa cộng đoàn, ba điều góp nhặt trên ít nhiều phản ảnh về khuân mặt Đức Kitô nơi cuộc đời của Đức Cha Tổ phụ. Một con người khát khao truyền giáo, con người của mọi người và bạn của người trẻ.
Kính thưa cộng đoàn, khi tưởng nhớ ngày Đức Tổ phụ về với Chúa, là dịp chúng ta mừng sinh nhật trên Trời của ngài. Chúng ta tạ ơn Chúa với Đức Cha. Dù Đức Cha chưa được Giáo hội phong thánh, nhưng với những gì Đức Cha Tổ phụ đã sống và để lại, những điều đó đủ để xác tín rằng ngài đang ở gần bên Chúa. Chúng ta có quyền xin với ngài chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta thấm nhuần và sống Linh đạo, Đặc sủng một cách tròn đầy. Điều mà Đức Cha đã để lại cho chúng con.
Lm. Phêrô Vũ Văn Vượng, Dòng Thánh Tâm Huế
Bài viết liên quan
Bầu trời Sơn Thủy A Lưới
Cùng với Giáo hội lữ hành sống tâm tình vui mừng của mùa Giáng Sinh,...
Th1
Hành hương Năm Thánh: Ngày hiệp thông và liên đới tín hữu các Giáo xứ
Vào lúc 8h sáng ngày 03/01/2025, gần 500 tín hữu từ các Giáo xứ (do...
Th1
Đêm Canh Thức và Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024 tại Dòng Thánh Tâm Huế
Trong bầu khí linh thánh của “Đêm Bình An” đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa...
Th12
0 giờ 27 phút ngày ấy…
Khi tiếng chuông đồng hồ vừa điểm sang ngày mới (27-11-1948) chừng 27 phút chính...
Th11
Học viện Dòng Thánh Tâm Huế mừng lễ Bổn mạng 2024
Thánh Lễ mừng bổn mạng của quý thầy học viện Dòng Thánh Tâm Huế diễn...
Th11
Thánh Lễ cầu cho các Bậc Tiền nhân của Dòng Thánh Tâm Huế và các tín hữu đã qua đời
Xem thêm hình ảnh tại đây: https://photos.app.goo.gl/ MusMDYMsAAEe3J8N6 Bài và ảnh: Đức Hoàng, CSC