
Ngọc Yến – Vatican News
Ông Borrell nói: “Chúng tôi cảm phục những người đã mất mạng sống và những người là nạn nhân của những vụ tấn công, đe dọa và bách hại vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Trên khắp thế giới, có quá nhiều người bị phân biệt đối xử vì căn tính, hoặc những điều họ tin hay không tin. Cuộc đàn áp nhằm vào những người đã thể hiện niềm tin tôn giáo hoặc tín ngưỡng qua việc thờ phượng và giáo dục; những người thay đổi, từ bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng”.
Ông Borrell khẳng định, các cuộc tấn công chống lại mọi người vì tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như bạo lực được áp dụng vì một giáo lý, quy định hoặc thực hành tôn giáo “là không thể chấp nhận được”. Và ông nói thêm: “Với đại dịch Covid-19, chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các thuyết âm mưu, tìm kiếm vật tế thần trong các cộng đoàn tôn giáo và tín ngưỡng, với hậu quả là gia tăng thù hận tôn giáo, kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực. Đây thường là những dấu hiệu của các cuộc tấn công bạo lực và các hình thức vi phạm và lạm dụng nhân quyền. Trong lúc đó, chính các tôn giáo lại đóng vai trò cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ cứu trợ và xã hội, góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch”.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu cho biết thêm: “Cam kết của chúng tôi được hướng dẫn bởi việc thực hiện các chỉ dẫn của Liên minh châu Âu về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Chúng tôi nỗ lực chống lại bất kỳ hình thức bách hại và phân biệt đối xử đối với mọi người, qua cam kết đối thoại và hợp tác đa phương tại các diễn đàn nhân quyền của Liên hợp quốc, và trong các sáng kiến do Liên Hiệp Quốc lãnh đạo”.
Trong mười năm qua, châu Âu đã tài trợ cho các dự án nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng trị giá hơn 22 triệu euro ở tất cả các khu vực của thế giới, trong đó có các hoạt động nhằm chống lại kích động thù địch và thúc đẩy đối thoại giữa các cộng đồng và liên tôn.
Ông Borrell kết luận: Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục làm việc nhằm chống lại sự phân biệt đối xử và kích động thù hận dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cũng như chống lại sự trừng phạt, và đồng thời củng cố trách nhiệm của Liên minh. (Sir. 21/8/2020)
Bài viết liên quan
NHỮNG TỪ KHÓA TRONG LỜI CHÀO ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
Vào lúc 18:07 giờ Roma (tức 23:07 giờ Việt Nam) ngày 08 tháng 5 năm...
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THÔNG BÁO VỀ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
Kể từ hôm nay, Hội Thánh hoàn vũ lại tiếp tục vang lên lời nguyện...
LEO XIV: “BÌNH AN CHO ANH EM!” – Khát vọng một Giáo hội truyền giáo
Giữa lòng quảng trường Thánh Phêrô rộng mênh mông, nơi những viên đá cổ kính...
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Trước khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi, cho Roma và toàn thế...
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Đức Tân Giáo Hoàng Robert Francis Prevost, vị giáo hoàng thứ 267 trong lịch sử...
Ý nghĩa lễ phục của tân Giáo hoàng trong lần xuất hiện đầu tiên
Khi xuất hiện lần đầu tiên tại ban công chính Đền thờ Thánh Phêrô để...