Thứ bảy tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH

Lời Chúa: Mc 16, 9-15

Khi Chúa Giêsu sống lại, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, thì trước hết Người hiện ra với Maria Mađalêna, kẻ đã được Chúa đuổi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng ở với Người và nay đang buồn thảm khóc lóc. Họ nghe bà nói Chúa sống lại và bà đã thấy Người, nhưng họ không tin.

Sau đó, Chúa lại hiện ra dưới hình thức khác với hai môn đệ đang trên đường về miền quê. Hai ông trở về báo tin cho anh em, nhưng họ cũng không tin các ông ấy.

Sau hết, Chúa hiện ra với mười một tông đồ lúc đang ngồi ăn. Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Người sống lại. Rồi Người phán: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn loài”.

SUY NIỆM: Vẫn khó tin

Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỉ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống vời Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. (Mc. 16, 9-11)

Sự phục sinh của Đức Kitô là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Thánh Phao-lô đã quả quyết với chúng ta: Nếu Đức Kitô không sống lại thì đức tin của anh em ra vô ích, rỗng tuếch, không mục đích, vô giá trị, vô dụng, vì anh em vẫn ở trong tình trạng như cũ.

Chúng ta tuyên dương sự phục sinh của Đức Giêsu vào sáng ngày lễ vượt qua. Nhưng tự đáy lòng, sự khó tin vẫn không bao giờ đẩy xa khỏi chúng ta được. Chúng ta không bao giờ thấy Đấng phục sinh, không biết bóng dáng hình hài Người thế nào. Và chúng ta thường nghĩ rằng nếu chúng ta được may mắn như các tông đồ, thì đức tin của chúng ta sẽ không bao giờ lay chuyển, dù gặp bất cứ thử thách nào.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chú ý đến Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy rằng đức tin giả thiết đó có nồng nàn bốc cháy như đức tin của các tông đồ. Thánh Mác-cô đã ba lần nhấn mạnh: “Nhưng họ vẫn không tin”, “và các ông vẫn không tin hai người này”, “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng”.

Tin Đức Giêsu phục sinh đòi hỏi một điều khác nữa cần thiết hơn điều tai nghe mắt thấy. Đó là cảm nghiệm được sự sống lại và được giải thoát. Điều đó đòi hỏi sống cảm nghiệm tích cực, không giới hạn và cởi mở vô cùng.

Tóm lại, đức tin vào Đức Giêsu phục sinh chỉ phát sinh từ lòng trông cậy riêng đối với tôi, riêng đối với mỗi người. Trông cậy có thể được sống lại cho chính bản thân chúng ta trong sự hợp nhất với Người và duy trì được sự hiện diện sâu xa với Người ngay ở đời này.

Chúng ta cần phải bắt đầu thực hiện ngay với sự kiện phục sinh của Đức Kitô khi chúng ta cảm nghiệm được ý nghĩa và tầm quan trọng của mầu nhiệm này. Lúc đó trong ta mới vọt lên sức sống cuồng nhiệt trọn vẹn, một sức sống tràn trề hy vọng đời sống đổi mới chứ không bị hủy diệt.

Chính lúc đó chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của sứ điệp phục sinh đối với đời chúng ta, làm cho chúng ta say mê rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật.

C.G

Bài viết liên quan

Thứ sáu tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH

Lời Chúa: Ga 21, 1-14 Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển...

Suy niệm tin mừng thứ năm bát nhật Phục Sinh

Lời Chúa: Lc 24, 35-48 Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã...

Suy niệm tin mừng thứ tư tuần bát nhật Phục sinh

Lời Chúa: Lc 24, 13-35 Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ...

Suy niệm tin mừng Chúa nhật Phục Sinh năm C

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 20, 1-9. Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi...

Ngọn lửa phục sinh – niềm hy vọng luôn bừng sáng trong đời sống thánh hiến

Trong Năm Thánh Hy Vọng này, Giáo hội mời gọi chúng ta – những người...

Suy niệm thứ bảy tuần thánh năm C

Lời Chúa: Mt 28, 1-10 Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần...