NHỮNG CHIẾC MŨ BIRETTA ĐỎ CỦA VÙNG NGOẠI BIÊN

Ngày chúa nhật 29-5, Đức Phanxicô đã công bố danh sách 21 tân Hồng y sẽ được phong ngày 27 tháng 8 sắp tới. Đây là những Hồng y mang phong cách rất “Bergolian”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tích xem cách thức mà Đức Phanxicô chọn gọi các vị Hồng Y. Qua đó, phần nào giúp chúng ta hiểu được những con đường và phương thức mới mà Chúa Thánh Thần mong muốn trong đời sống Giáo Hội.

Tin vui: Giáo Hội có thêm 13 Tân Hồng Y. Tin buồn: Việt Nam vừa mất cơ hội có vị nhận được mũ đỏ | Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt

BĂNG QUA NHỮNG NƠI KHÔNG VẾT CHÂN NGƯỜI ĐỂ TẠO RA NHỮNG CON ĐƯỜNG.

Có thể khẳng định rằng, không giống các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô luôn mang đến những bất ngờ trong phương thức điều hành Giáo Hội cũng như trong phương cách tuyển lựa các hoàng tử của Giáo Hội hoàn vũ.

Tưởng nên nhắc lại, trong công nghị tấn phong Hồng Y năm 2020, Đức Phanxicô đã ban mũ đỏ cho mười ba vị. Phần lớn trong số đó đều đến từ vùng “ngoại biên” xa xôi của Giáo Hội hoàn vũ và thường không có tòa Hồng Y trước đó.

Trong công nghị Hồng y lần này, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ để lại dấu ấn của mình, khi đã đề cử hơn một nửa số Hồng Y sẽ chọn người kế vị ngài : 2/3 trong số 132 hồng y cử tri. Nhiều vị trong số họ đến từ các quốc gia chưa từng có Hồng Y trước đây hoặc đã không có Hồng Y trong một thời gian dài. Đối với Đức Phanxicô, không có luật nào quy định rằng những vị được bầu chọn làm Hồng Y phải đại diện cho một ngai tòa vốn có truyền thống là một Hồng Y, cũng như không có bất kỳ thủ tục nào để thiết lập một ngai tòa có Hồng Y.

MŨ BIRETTA ĐỎ CỦA VÙNG NGOẠI BIÊN

Trong lịch sử Giáo Hội, nhiều nơi ở Châu Âu đã liên tục có các Hồng Y kể từ thời Trung cổ. Nhưng khi Giáo hội Công giáo đã mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ truyền thống của Châu Âu, nhiều Đức Giáo Hoàng gần đây nhằm quốc tế hóa Hồng Y Đoàn đã trao mũ đỏ cho các vị ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi và hiện nay Đức Phanxicô cũng làm như thế, tạo nền tảng cho vị thế của một tổng giáo phận với chức vị Hồng Y. Trong danh sách 21 vị Hồng y lần này, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều Hồng Y không phải người Châu Âu:

Năm Hồng y Châu Á

Giám mục Virgilio do Carmo da Silva, hồng y đầu tiên của Đông Timor

Giám mục William Goh Seng Chye, gương mặt của Giáo hội Singapore

Giám mục Filipe Neri Antonio Sebastiao de RoSario Ferrao, Thượng phụ Đông phương Ấn độ

Giám mục Anthony Poola, giáo phận Hyderabad

Giám mục Lazarus You Heung-sik, nhà hòa bình ở Hàn Quốc

Ba Hồng y Nam Mỹ

Giám mục Paulo Cezar Costa, Brazil

Giám mục Adalberto Martinez Flores, Paraguay

Giám mục Leonardo Ulrich Steiner, Brazil

Hai Hồng y Phi châu

Giám mục Richard Baawobr, người “xem trọng châu Phi”

Giám mục Peter Okpaleke, nạn nhân của chủ nghĩa bộ tộc châu Phi

Có thể cho rằng, công nghị Hồng y lần này là một đổi mới quan trọng nhằm thực hiện công việc cải tổ Giáo triều dựa trên Tông Huấn Praedicate Evangelium. Đức Phanxicô đã mở rộng Hồng Y Đoàn ra khỏi các quốc gia giàu có như trường hợp Ngài chọn gọi Đức Giám Mục Giorgio Marengo (47 tuổi), Giám quản Tông tòa Mông Cổ. Điều này cũng tương ứng với những lần ngài bổ nhiệm trước đây, nói lên tính phổ quát của Giáo hội, cả về mặt địa lý và thiêng liêng. Thêm vào đó, Đức Phanxicô đã bỏ qua các quan điểm về Hồng Y truyền thống và đã trao chiếc mũ đỏ cho Đức Giám Mục Robert McElroy, giám mục của Giáo Phận San Diego mà không trao cho Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, người lãnh đạo giáo phận lớn nhất ở Hoa Kỳ, là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.  Trong quá khứ, điều này đã xảy ra ở Ý, khi Đức Phanxicô đã bỏ qua việc phong Hồng Y cho Thượng Phụ Venice, Đức Tổng Giám mục Francesco Moraglia, mặc dù thực tế là Thượng Phụ Venice có quyền mặc áo màu đỏ trước khi chính thức trở thành Hồng Y, và trong lịch sử ngai tòa này đã sản sinh ra ít lắm ba vị Giáo Hoàng của thế kỷ XX, mà hai vị đã được phong Thánh, đó là các Đức Giáo Hoàng Piô X, Gioan XXIII, và Gioan Phaolô I.

Tại Hoa Kỳ, Đức Phanxicô đã không phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput hay Đức Tổng Giám Mục José Horacio Gómez, hai vị đang cai quản Tổng Giáo Phận Philadelphia và Los Angeles, là những ngai tòa có truyền thống được cai quản bởi những vị có tước vị Hồng Y, nhưng Ngài đã trao chiếc mũ đỏ cho Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin, Tổng Giám Mục Newark và trước đó của Indianapolis; những Tổng Giáo Phận chưa bao giờ được dẫn dắt bởi một Hồng Y trước đây!

LỰA CHỌN MANG TÍNH LỊCH SỬ

Một số lựa chọn lựa của Đức Phanxicô đã thực sự mang tính lịch sử. Ví dụ sự lựa chọn đáng kinh ngạc nhất là Đức Giám Mục Peter Okpaleke, người Nigeria, 59 tuổi đặc biệt thú vị. Được Đức Bênêđíctô XVI phong giám mục  năm 2012, ngài đã phải đương đầu với sự phản đối của các linh mục và giáo dân nỗi loạn vì ngài là người dân tộc Ibo lại được bổ nhiệm ở vùng của sắc tộc Mbaise. Tình hình căng thẳng đến mức ngài không thể nhậm chức và Đức Phanxicô phải chấp nhận để ngài từ chức. Khi phong giám mục Okpaleke làm hồng y, Đức Phanxicô đã có một cử chỉ rất mạnh với Giáo hội châu Phi, cho thấy ngài không chấp nhận phân biệt chủng tộc.

 ĐỀ CAO VAI TRÒ MỤC TỬ HƠN QUẢN TRỊ

 Hẳn chúng ta còn nhớ khi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng, Ngài đã chọn tên Phanxicô, và nguyện theo linh đạo phục vụ người nghèo của Thánh Phanxicô Assisi. Từ đó, thế giới đi từ ngạc nhiên này đến những ngạc nhiên khác vì một Đức Giáo Hoàng luôn tâm nguyện xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu cho người nghèo. Vì thế chẳng lạ gì khi Ngài chọn các ứng viên làm Hồng Y có phẩm chất nghèo khó và thành tích phục vụ người nghèo. Thế nên, vụ việc giáo dân (vốn là Hồng y trước đây) Theodore McCarrick và gần đây là vụ án biển thủ của Hồng Y Angelo Becciu đã tạo nên một số tiêu chí để loại bỏ các chức vị Hồng Y và cũng làm cho Đức Thánh Cha cẩn trọng hơn trong việc tuyển lựa các Hồng Y.

Đây là lần thứ nhì Đức Phanxicô phong một giám mục Pháp làm hồng y. Sau lần phong Đức Giám Mục Dominique Mamberti người Corsican, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Tòa Thánh năm 2015, bây giờ là Đức Giám Mục Jean-Marc Aveline, 63 tuổi người Marseille sẽ được phong hồng y. Giữa Đức Giáo Hoàng và tân hồng y Aveline có nhiều điểm tương đồng về: đường lối mục vụ, lo cho người nghèo nhất và đặc biệt lo cho người di cư, tình yêu của hai người với vùng Địa Trung Hải.

Một gương mặt khá trẻ trung trong Hồng y đoàn sắp đến, đó là Đức Giám Mục Giorgio Marengo, tân hồng y của những vùng thảo nguyên. Vốn xuất từ Ý, nhưng đã đến truyền giáo tại Mông Cổ từ năm 2020. Với khoảng khoảng 1.300 người đã được rửa tội trong tổng số 3,5 triệu dân, việc Đức Phan xi cô ban mũ đỏ cho Đức cha Giorgio Marengo sẽ là tin vui cho người dân tại quốc gia này. Nhà truyền giáo gốc Ý, 47 tuổi, là hồng y trẻ nhất của hồng y đoàn.

Chúng ta cũng phải kể đến hai tân hồng y của châu Phi, cả hai là người gốc phương Tây, là Giám mục của Ghana và Nigeria: Đức cha Richard Kuuia Baawobr. Ngài khá nổi tiếng trong nước vì dấn thân giúp người  bị bệnh tâm thần, thường bị gia đình bỏ rơi và xã hội phân biệt đối xử. Năm 2016, ngay khi được bổ nhiệm làm giám mục, ngài đã tháp tùng một phái đoàn gồm các tu sĩ Dòng trắng gặp Đức Phanxicô, Đức Phanxicô đã nói đùa rằng cách tốt nhất để phế truất một bề trên tổng quyền là phong cho họ làm giám mục. Ngài đã từng làm bề trên tổng quyền cho đến gần đây.

Qua tất cả những điều kể trên, chúng ta phần nào hiểu được phương cách chọn Hồng y của Đức Phanxico: Những người được chọn làm hoàng tử của Hội Thánh phải là những người dám hy sinh vì đoàn chiên như gương của Mục Tử nhân lành. Giáo Hội ngày nay cần những mục tử như lòng Chúa mong ước, để chăn lo cho đoàn chiên. Trong số các Hồng Y tân cử kỳ nầy, chúng ta thấy có các Giám Mục, Linh Mục đã nghỉ hưu, nhưng cũng được Đức Thánh Cha trao mủ đỏ, vì những thành tích của các ngài đã cống hiến cho Giáo Hội.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho mọi loài, xin hiện xuống và đổi mới Giáo Hội.

Bài viết: Pet. Anh Tài, CSC

 

Bài viết liên quan

Hội nghị nhằm xây dựng cầu nối giữa Bắc và Nam Mỹ

Mạng lưới “Ecclesia in America” đã tổ chức hội nghị thần học về Tính Hiệp...

Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Thái Lan về chăm sóc mục vụ cho các đôi đồng tính

Sau khi Thái Lan đưa ra Đạo luật Bình đẳng Hôn nhân, có hiệu lực...

Các Giám mục Á châu kêu gọi lắng nghe nhiều hơn và áp dụng công nghệ cho truyền thông Giáo hội

Hội nghị thường niên lần thứ 29 của các Văn phòng Truyền thông Xã hội...

ĐHY Tagle: Sống Năm Thánh bằng cách đặt trái tim vào trung tâm cuộc sống của chúng ta

Đức Hồng y Antonio Tagle trao đổi với truyền thông Vatican về Thông điệp “Dilexit...

Nga chặn các trang web Công giáo và các tôn giáo khác

Theo báo cáo của một nhóm quan sát về nhân quyền, Nga tiếp tục chặn...

Phỏng vấn Chủ tịch Liên minh các Tổ chức Phụ nữ Công giáo Thế giới về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội

Chủ đề về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội được...