Tham quan nhà thờ mộ Đức Mẹ.

Nhiều người trong thế giới cổ đại mô tả cái chết như là “rơi vào giấc ngủ”. Khái niệm này cũng thấy có trong Kinh Thánh, như lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin đoái nhìn và thương đáp lại, toả ánh sáng cho đôi mắt rạng ngời, để con khỏi ngủ giấc ngàn thu.” (Tv 13, 4).

Không có mô tả ảnh.

Thánh Phaolô cũng sử dụng hình ảnh này trong Thư gửi tín hữu Thessalonica để nói đến việc Chúa cho kẻ chết sống lại: “Những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,14).

Khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Đức Maria ra khỏi thế giới này, nhiều Kitô hữu thời sơ khai gọi đó là “Giấc ngủ của Đức Maria”. Điều này làm nổi bật niềm tin rằng Đức Maria đã chết trước khi được lên thiên đàng.

Thánh Gioan thành Damas, vào thế kỷ thứ 8, kể lại rằng: “Thánh Juvenal, Giám mục thành Giêrusalem, tại Công đồng Chalcedon (451), đã nói… rằng Đức Maria đã chết trước sự chứng kiến ​​của tất cả các Tông đồ, nhưng ngôi mộ của Mẹ, khi được mở ra theo yêu cầu của Thánh Tôma, đã trống không; từ đó các Tông đồ kết luận rằng: thân xác Đức Mẹ đã được đưa lên trời.”

Không có mô tả ảnh.

Truyền thống đặc biệt này rất phổ biến trong Giáo hội sơ khai và có nhiều biến thể khác nhau, nhưng hầu hết đều xoay quanh việc Đức Maria đã chết trước sự chứng kiến ​​của các Tông đồ. Giáo hội Đông phương vẫn cử hành lễ “Giấc ngủ của Mẹ Thiên Chúa” vào ngày 15-8, cùng ngày với người Công giáo Rôma mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Cả hai đều kỷ niệm cùng một sự kiện, nhưng sử dụng các thuật ngữ khác nhau và nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của nó.

Ngày nay, rất khó tìm được những đồ vật từng thuộc về Đức Mẹ, nhưng vẫn còn một số nơi chốn đã từng liên quan mật thiết đến Đức Maria Đồng Trinh. Một ngôi mộ nằm ở chân núi Cây Dầu thuộc thung lũng Kidron của Giêrusalem là địa điểm chôn cất Mẹ.

Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và ngoài trời

Có thể là hình ảnh về tượng đài và ngoài trời

Địa điểm trên vẫn được xem là nơi linh thiêng suốt thời kỳ người Hồi giáo thống trị sau đó, vì họ tin rằng đây từng là nơi chôn cất Đức Mẹ. Đến năm 1130, khi quân đội Thập tự chinh tràn đến Giêrusalem, họ xây dựng lại nhà thờ và giao quyền cai quản cho các tu sĩ dòng Biển Đức.

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về trong nhà

(Nhà nguyện kính hai Thánh GioaKim và Anna, song thân Đức Maria)

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Không có mô tả ảnh.

(Ngôi mộ của Đức Trinh Nữ Maria)

Không có mô tả ảnh.

(Tảng đá thánh, nơi thân xác của Đức Trinh Nữ Maria được an táng)

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về hoa và trong nhà

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về hoa

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Công đồng chung Vaticanô II, với Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium, Ánh sáng Muôn dân), đã nhắc lại tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời với những kết luận cho Hội Thánh và cho mỗi tín hữu: “Ngày nay, trên trời Mẹ Đức Giê-su đã được vinh hiển cả hồn và xác, là hình ảnh và khởi thủy của Hội Thánh phải hoàn thành đời sau; đồng thời, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (2Pr 3,10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” (số 68). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 966) cũng hợp giọng: “Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Vô Nhiễm, được Thiên Chúa gìn giữ khỏi nhiễm lây mọi tỳ vết Nguyên tội, đã được đưa lên vinh quang Thiên quốc cả hồn lẫn xác, sau khi đã hoàn tất cuộc đời dương thế, và được Thiên Chúa tôn làm Nữ Vương Vũ Trụ, và như vậy Mẹ đã hoàn toàn phù hợp với Con Mình là Chúa của các chúa, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Cuộc lên trời của Đức Trinh Nữ rất thánh là sự tham dự độc nhất vô nhị vào sự Phục sinh của Con mình và là việc thể hiện trước sự phục sinh của các Kitô hữu khác”.

Qủa thế, Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa để có tất cả; nay Ngài là Mẹ chúng ta để cho tất cả: tất cả những ân sủng đến từ Thiên Chúa, để chúng ta noi gương Mẹ mà trở nên giống Con của Ngài: điều khiển mọi bản năng, chống lại mọi tội lỗi, trung trinh trong tình yêu đối với Thiên Chúa, và luôn ước vọng phục sinh hồn xác chốn Thiên Đàng hạnh phúc, trong Chúa, bên Mẹ.

Bài viết: Pet Anh Tài, CSC.

Bài viết liên quan

Vatican và Microsoft tạo trò chơi khám phá Đền thờ Thánh Phêrô

Vatican và Microsoft đã phát triển một dự án giáo dục “Minecraft” khám phá Đền...

Bầu trời Sơn Thủy A Lưới

Cùng với Giáo hội lữ hành sống tâm tình vui mừng của mùa Giáng Sinh,...

Đêm Canh Thức và Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024 tại Dòng Thánh Tâm Huế

Trong bầu khí linh thánh của “Đêm Bình An” đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa...

Tại sao ngày thứ bảy được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria?

Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã tôn vinh Mẹ Thiên Chúa vào các ngày...

Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria có trong Kinh Thánh không?

Việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria có thể được bắt...

Con người có thể trở thành Chúa không?

Bài viết này được dịch từ Can Man Become God? | Catholic Answers của tác...