Vatican News
Trước hết, Đức Thánh Cha nhắc lại truyền thống Kitô giáo xem trí tuệ như khía cạnh thiết yếu của con người được tạo dựng “theo hình ảnh Thiên Chúa. Đặc biệt, Giáo hội Công giáo luôn đóng vai chính và ủng hộ tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và các hình thức nỗ lực của con người và xem chúng như các lĩnh vực cộng tác của con người với Thiên Chúa để hoàn thành công trình sáng tạo”.
Những thách đố từ trí tuệ nhân tạo
Tiếp đến ngài nêu lên những câu hỏi và thách đố từ trí tuệ nhân tạo. Trong khi được đào tạo theo sự sáng tạo của con người, trí tuệ nhân tạo tạo nên những kết quả vượt khả năng của con người. Điều này tạo nên lo ngại về ảnh hưởng của nó đối với vai trò của con người trên thế giới.
Trí tuệ nhân tạo đưa ra những chọn lựa một cách tự chủ và cung cấp những câu trả lời mà người lập trình không nghĩ đến. Điều này đưa ra câu hỏi nền tảng về trách nhiệm đạo đức, sự an toàn của con người và áp dụng rộng rãi hơn của những tiến bộ này cho xã hội.
Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người hoàn thành ơn gọi của họ, trong sự tự do và trách nhiệm
Khen ngợi rằng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ con người hoàn thành ơn gọi của họ, trong sự tự do và trách nhiệm, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng trí tuệ nhân tạo phải hướng đến con người và trở thành một phần các nỗ lực để đạt được “công lý hơn, tình huynh đệ trải rộng hơn và trật tự nhân bản hơn trong các tương quan xã hội”.
Nguy hiểm khi sử dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy “mô hình kỹ trị”
Đức Thánh Cha cũng nêu lên nguy hiểm là trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng để thúc đẩy “mô hình kỹ trị”; mô hình này coi mọi vấn đề của thế giới đều có thể giải quyết được chỉ bằng các phương tiện công nghệ. Ngài giải thích rằng “Trong mô hình này, phẩm giá và tình huynh đệ của con người thường bị hạ thấp trong quá trình theo đuổi hiệu quả, như thể thực tế, lòng tốt và sự thật phát xuất từ sức mạnh công nghệ và kinh tế. Ngài nhấn mạnh rằng các tiến bộ kỹ thuật mà không cải thiện cuộc sống của mọi người nhưng tạo nên hay làm cho các bất công và xung đột tệ hơn thì không thể được gọi là tiến bộ thật sự”.
Đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo hướng đến lợi ích của tất cả
Từ đó Đức Thánh Cha kêu gọi các chính phủ và doanh nghiệp hành động cách khôn ngoan và cảnh giác, phải đánh giá nghiêm túc các ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quyết định xem việc sử dụng nó có thăng tiến nhân phẩm, ơn gọi của con người và công ích không. Điều này đòi có những phản ứng thích hợp ở mọi cấp độ xã hội; từng người sử dụng, các gia đình, xã hội dân sự, các hợp tác xã, tổ chức, chính phủ và tổ chức quốc tế phải làm việc ở cấp độ phù hợp của họ để đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo hướng đến lợi ích của tất cả”. (CSR_225_2025)
Bài viết liên quan
Caritas Ý công bố dự án hoà bình cho Trung Đông đặc biệt cho Syria
Đánh dấu mười bốn năm phải sống trong chiến tranh, và hoạt động bác ái...
Th3
Kỷ niệm 12 năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thứ Năm, ngày 13/3/2025, đánh dấu 12 năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô,...
Th3
Ít nhất 10.000 thư cầu cứu của người Do Thái xin ĐGH Pio XII cứu khỏi tay Đức Quốc xã
Từ ngày các văn khố về triều đại của Đức Piô XII được mở cách...
Th3
Các Giáo hội Kitô kêu gọi chú ý đến tiếng kêu của người bản địa để cứu trái đất
Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô công bố phúc trình về thảm hoạ...
Th3
Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu bước vào Mùa Chay Thánh
Vì nằm viện, Đức Thánh Cha không thể chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin...
Th3
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Chiến dịch Huynh đệ năm 2025 tại Brazil
Trong sứ điệp gửi đến Giáo hội Brazil nhân Chiến dịch Huynh đệ năm 2025,...
Th3